Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Bà Phúc đón khách quý

Cún và ông bà ngoại vừa kết thúc chuyến du lịch sông nước, từ Saint Patersburg đã bay về Mát và đến nhà bà Phúc.

Tại nhà bà Phúc.

Trong phòng nghỉ.

Cún được bà Phúc cho ăn vì đói quá.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Ra mắt bộ phim "Những người làm CMT8 ở HN"

Bắt đầu buổi chiếu phim.
Bộ phim tư liệu lịch sử "Những người làm CMT8 ở HN" (Đạo diễn: Trần Tuấn Hiệp; Kịch bản văn học: Hoàng Quang Vinh; Dẫn chuyện: Mc Mỹ Vân, Kiến Quốc), lần đầu tiên được ra mắt anh em, bạn bè ở Canteen tầng 25, tòa nhà S1 (vừa đưa vào sử dụng), Học viện KTQS, vào sáng 22/7/2015, theo sáng kiến của Chủ nhiệm Khoa Hóa - Lý kĩ thuật Nguyễn Viêt Thái: "Đây là sinh hoạt chính trị hè của Khoa mà anh!".

Đặng Kim Thành (phải).


Phim hấp dẫn từ đầu.

Cùng chắt của cụ Lê Trọng Nghĩa.

Đàm đạo sau buổi chiếu.

Cảnh trong phim.

Tới dự có anh Đoàn Mạnh Hưng cùng Thiếu tướng Vũ Thanh Hải (nguyên Phó giám đốc Học viện). Các bạn Trỗi có: Thiếu tướng Từ Linh k3 cùng các đại tá Vũ Hồng Thanh k2,  Hoàng Mạnh Thắng k7... và các bạn Nguyễn Trung Quốc k7, Đặng Kim Thành (con cụ Đặng Kim Giang), Nguyễn Trọng Bảo k8... và các em k9 (vợ chồng Nam Trang, Tú Anh, Việt Hà, An Vũ Hùng, Hải, Tiến - chắt cụ Lê Trọng Nghĩa...).
Hùng, Giám đốc Viện Tư liệu phim (Bộ Văn hóa), cũng đến chúc mừng gia đình nhân sự kiện này.
Phim có thời lượng 3 tiếng nên mới chỉ trình chiếu được 2/3. Ai cũng khen phim hấp dẫn, sống động, lần đầu được tiếp cận nhiều tư liệu quý. Phim được sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến (flycame) để quay và xử lí hình ảnh.
Cảm động hơn khi xem phim được gặp các "diễn viên" là các nhân chứng lịch sử mà tuổi đời toàn trên dưới 90. Đặc biêt cụ Nguyễn Văn Trân đã 100 nhưng vẫn rất tinh tường.
Các cụ Lê Khả Phiêu, Vũ Oanh có những nhận định rất sắc sảo về sự kiện long trời lở đất này: "HN đã sáng tạo làm Tổng khởi nghĩa. Ban lãnh đạo đã chuyển khẩu hiệu đấu tranh từ "đánh Pháp - đuổi Nhật" sang "đánh đuổi phát-xít Nhật" rồi khéo léo đàm phán với Nhật. Vì thế mà khởi nghĩa ở HN không đổ 1 giọt máu".


Sau đó, anh chị em còn được Chủ nhiệm khoa mời ở lại giao lưu. Tới 2g chiều mới giải tán.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Bộ phim "Những người làm Cách mạng tháng Tám ở HN"

Mời đọc!

Cháu Minh tốt nghiệp đại học Bristol

Mẹ Phúc đã sang dự lễ tốt nghiệp và chia vui với cháu. Đại gia đình 99 xin chúc mừng cháu đã trưởng thành!
Hai mẹ con ngày tốt nghiệp.

Mới chỉ là 1 chặng đường.

Cùng các bạn.

Tự hào vì Bristol thân yêu.
Xin giới thiệu vài hình ảnh hôm tốt nghiệp.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Tin vui

Chú Đỗ Hạp, Trưởng BLL Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1, vừa nhắn tin thông báo: TP Nam Định đặt tên TRẦN TỬ BÌNH cho 1 con đường từ năm 2014.
Tên cũ là đường F2, từ phố Chu Văn An đến phố F1, tại khu đô thị Hòa Vương. Phố Trần Tử Bình dài 74m, rộng 7m, được đặt theo quyết định số 74/QĐ-UBND (ngày 13/1/2014).
(Ngoài ra, cụ tổ Đỗ Quảng của dòng họ nhà chú Đỗ Hạp cũng được đặt tên đường theo quyết định này). 
Chúng cháu rất tự hào vì nhân dân Nam Định vẫn nhớ đến cha cháu.
Xin thay mặt gia đình cảm ơn TP Nam Định và chú Đỗ Hạp!

Ghi nhớ và tự hào! (Trần Kháng Chiến)

Ts. Trần  Kháng Chiến  
Phó Chủ tịch Hội Việt-Trung hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh


Mùa hè 1950, theo thỏa thuận của Hồ Chủ tịch với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Mao Chủ tịch; Quân khu Vân Nam (do Đại tướng Trần Canh làm Tư lệnh) đảm nhận việc bố trí cho Trường Lục quân Việt Nam sang đóng quân, bảo đảm cơ sở vật chất để nhà trường tiến hành đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hòa bình, tại châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam.
Thời kỳ đó, Vân Nam vừa mới được giải phóng, chính quyền nhân dân, Quân khu Vân Nam còn muôn vàn khó khăn, song đã nỗ lực bảo đảm hậu cần, cử đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong chiến tranh cách mạng truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức chiến đấu cho giáo viên,  học viên của nhà trường…
Cha tôi, Thiếu tướng Trần Tử Bình, được Trung ương Đảng, Quân đội  giao nhiệm vụ làm Chính ủy cùng Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Hiệu trưởng, đưa Trường Lục quân Việt Nam sang Vân Nam.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Gặp nhau ở Anh (HP)

Ngày 11/07/2015, Phúc và Minh đến thăm ông Joe, bà Magret, Long và Steph tại Manchester. Long đã chiêu đãi cả nhà tại Thai rétaurant ở trung tâm.
Bên nhà thờ do KTS Nga thiết kế.


Hai anh em cùng cô Phúc.

Cùng ông bà Joe và Steph.

Sau, anh Long mời cả nhà đi ăn tiệm.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Về thầy Ngô Sỹ Quý

Mời xem!

Vế bức ảnh lịch sử Sở chỉ huy mặt trận ĐBP ở hang Nà Táu

Hai chú cháu thân tình trò chuyện.
Sau Tết 2014, Kiến Quốc ra HN, tới thăm chú Lê Trọng Nghĩa. Chú còn minh mẫn và kể nhiều chuyện về Điện Biên Phủ.
Khi trở về đã viết bài này nhân kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mời đọc!

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Mang tên Nghĩa để nhớ ngày Tổng khởi nghĩa (KQ)

Mời đọc!

Bức thư mới nhận từ Eric

Sáng chủ nhật, nhận được bức thư cảm động của anh bạn Eric Panthou từ Pháp. Toàn văn bức thư như sau:

Dear Kien Quoc
I hope all is well for you and your familly.
Do you know this painting ?
It is exposed at the National Museum of Vietnam, Hanoi.
I just discovered it. A tourist was photographed it and posted on the site Tripadvisor.
The quality of the image is not very good unfortunately. It says that this painting represents a strike at Phurieng in 1931. I think this is a mistake. This must be the strike of 1930 that directed your father. Did you know this painting? Do you know ifthere are other paintings on this strike?
If I had known this painting earlier, I could have put a copy in my book to illustrate the testimony of your father.
Your faithfully

Trong thư có kẹp 1 bức tranh do 1 du khách Pháp chụp được ở Bảo tàng Quốc gia Hà Nội: "Cuộc đình công ở Phú Riềng 1931". (Được in trong cẩm nang du lịch).