Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Vị tướng luôn nhận những nhiệm vụ đầu tiên (KQ)

Ngày phong tướng. Việt Bắc đầu 1948. 
Trần Tử Bình có tên thật là Phạm Văn Phu, sinh năm 1907, tại thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; xuất thân từ một gia đình Công giáo toàn tòng.


Từ Trường dòng cho tới đồn điền cao su Phú Riềng, Nam bộ
Năm 1926, đang là học sinh Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên (Hà Đông), được tiếp xúc với sách báo tiến bộ, chàng trai Phạm Văn Phu đã ngấm ngầm rủ rê học sinh chủng viện luyện tập võ nghệ rồi tham gia để tang cụ Phan Chu Trinh. Vì tội này, Phu bị đuổi khỏi Trường dòng. Gia đình bị “rút phép Thông công” - hình phạt nặng nhất với con chiên ngoan đạo; vậy là các cụ phải rời bỏ quê hương tha phương cầu thực.
Giữa ngã ba đường, gặp nhà cách mạng Tống Văn Trân. Ông khuyên, hãy vào Nam bộ trước là kiếm sống, sau là tìm đường cứu nước vì trong đó thanh niên dễ xuất dương. Nghe theo ông, Phu kí hợp đồng với nhà thầu Phan Tất Tạo đang mộ phu vào Nam bộ làm thuê cho Hãng cao su Michelin.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

SUY NGẪM

Cha mẹ kính yêu,
Nhìn thực tế đã xảy ra trong xã hội, con đã có bài viết này. Mong cùng anh em, bạn bè làm cho xã hội tốt hơn lên, khỏi phụ công thế hệ đi trước đã hy sinh vì dân vì nước.


Suy ngẫm
Mấy hôm nay thấy báo chí đăng tải nhiều về sai phạm của cái thằng Xuân Anh nào đấy (con tay Chi từng là ủy viên Bộ Chính trị) là Bí thư Đà Nẵng, dùng bằng rởm, có nhiều tài sản (nhà cửa, xe cộ đắt tiền) do doanh nghiệp triều cống... mà ngẫm đến cánh bạn Trỗi.
Hì, xin dùng đại từ nhân xưng "mày - tao" để nói chuyện phải quấy với thằng cháu này.
Về phụ huynh chúng tao thì chắc chắn hơn bố thằng cu này nhiều nhiều, vì các cụ toàn dạng "khai quốc công thần", có tên trong sử sách.
Học hành thì chúng tao chỉ qua trường quân đội. Có 5 năm sống và học tập bên nhau, được các thầy cô giáo của quân đội dạy dỗ (các thầy cô nào có được đi học cao hay tu nghiệp ở nước ngoài như bây giờ!). 

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

TƯỚNG VŨ LẬP VÀ MỐI TÌNH TRONG KHÓI LỬA CÁCH MẠNG

Trung đoàn trưởng Vũ Lập và bà Bích Ngọc
1949 ở Việt Bắc.
Được biết gia đình Thượng tướng Vũ Lập đang sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách về cuộc đời ông; anh Trần Kháng Chiến, con trưởng của Thiếu tướng Trần Tử Bình (vị tướng được phong hàm đợt đầu tiên năm 1948), đã gửi cho gia đình bức ảnh tư liệu quý. Đó là ảnh 2 vợ chồng tướng Vũ Lập chụp ở Việt Bắc năm 1949 tặng cho ông Bình bà Hưng.
Đã gần 70 năm mà nước ảnh dường như không bị phai màu, hình vẫn rất nét. Anh chia sẻ: “Gia đình tôi và gia đình chú Vũ Lập có một mối thân tình từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Cha tôi và chú từng là bạn chiến đấu. Còn tôi và Vũ Minh Trực con chú kết bạn từ năm 1954 khi vào học lớp vỡ lòng ở Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Lư Sơn, Quế Lâm, Trung Quốc. Giờ, 2 chúng tôi - tóc đều đã bạc, tuổi đã ngoài 70…”.