Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Trần Tử Bình và những hoài niệm sâu sắc




TRẦN TỬ BÌNH - NGƯỜI CỘNG SẢN CHAÂN CHÍNH!


Nhà báo Hoàng Tùng[1]


Kính thưa các đồng chí và các bạn!


Là một người bạn, người đồng hương với Trần Tử Bình, nhân lễ tưởng niệm của ông, tôi xin có mấy ý kiến.


Trần Tử Bình là một nhân vật rất tiêu biểu, một công nhân xuât thân từ dân công giáo nghèo đã trở thành một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà giáo, một nhà ngoại giao, một người làm công tác chính trị tư tưởng, làm công tác quần chúng. Nghĩa là, từ những con người nghèo khổ, nếu được giác ngộ cách mạng, thì có thể trở thành những người tài giỏi có đức độ và có một phong cách đặc biệt.



Trần Tử Bình thuộc lớp Cộng sản đầu tiên đi theo con đường vô sản. Khi ông tham gia phong trào công nhân (làm phu tại đồn điền cao su Phú Riềng) cũng là lúc Ngô Gia Tự đề xướng vấn đề “Vô sản hóa những nhà cách mạng xuất thân từ thành phần trí thức, tiểu tư sản”. Vì vậy Trần Tử Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Ngô Gia Tự. Sau cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân Phú Riềng đòi quyền sống, ông bị bắt, bị đày ra Côn Đảo thì lại được trang bị lí luận bằng tư tưởng của Quốc tế Cộng sản 6. Năm 1936, do ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân mà xu thế cách mạng chuyển từ “giai cấp” sang xu thế “dân chủ”. Năm 1941, khi Cụ Hồ về nước đã đưa vấn đề “dân tộc” lên hàng đầu và Trần Tử Bình phát triển theo tư tưởng của Cụ Hồ.


Trần Tử Bình là con người đức độ rất tiêu biểu, lời nói luôn đi đôi với việc làm, không bao giờ nói một đàng, làm một nẻo. Ông trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, ông rất ghét kẻ nào phản bội, làm phương hại đến sự nghiệp cách mạng. Bản tính công bằng, chính trực, thẳng thắn; với ông bất kì là trên hay dưới phải đều phân rõ phải, trái. Ông luôn mạnh dạn đấu tranh, không sợ gì cả. Không bao giờ nghĩ mình cần địa vị này, địa vị khác nên ông không hề bon chen, kèn cựa với ai. Cuộc sống của Trần Tử Bình trong sạch và rất giản dị; giản dị như những ngày còn đi làm công nhân ở đồn điền cao su, cho dù khi đã gắn trên vai quân hàm cấp tướng, khi đã là ủy viên Trung ương Đảng hay khi đi làm ngoại giao.


Tôi và ông cùng quê hương, trước Cách mạng Tháng Tám cùng tham gia Xứ uỷ. Trong những ngày kháng chiến chống Pháp, ông công tác bên quân sự, tôi làm bên Đảng. Hai anh em chúng tôi rất gần gũi và tri kỉ.


Trần Tử Bình là nhân vật khá tiêu biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thế hệ đảng viên, cán bộ trẻ ngày nay cần học tập.


Hoan nghênh Hội Khoa học Lịch sử đã tổ chức lễ tưởng niệm để nhớ tới một nhân vật anh hùng từ quần chúng mà ra, một con người mang đầy đủ tính cách Bôn-sê-vích của lớp Cộng sản từ năm 1930.


Xin cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử đã cho tôi được vinh dự phát biểu!


Xin kính chúc các đồng chí mạnh khỏe!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.