Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nhớ Mẹ

Tình cảm thân thiết của các Bác, Cô, Chú - những người bạn chân tình của Cha Mẹ. Xem lại, để chúng ta cùng mãi ghi nhớ công lao của Cha Mẹ.
Gia đình chú Trần Độ

Gia đình Bác Nguyễn Chánh

Gia đình Chú Văn Tiến Dũng (Văn Huấn đứng sau).

Chú Lê Quang Đạo, đàn em được Cha cứu sống 1945.

Nhớ cha mẹ các cháu nhiều!

Chú Nguyễn Cơ Thạch

Cô Lê Thu Trà (gia đình Bác Lê Liêm) đã lưu bút
vào sổ tang "Hưng ơi, Hưng đi thật rồi sao"

Bác Trương Thị Mỹ

Công năm 1979

Sau khi học xong Ngoại thương, Công phải học lớp Sĩ quan dự bị 3 tháng. Tốt nghiệp nhận quân hàm thiếu úy. Nhân sinh nhật Nghị năm đó, Công gửi ảnh mặc quân phục cho Nghị.
Cùng xem lại thời đó.
Tân thiếu úy TTC.

Lưu bút sau ảnh.

Mấy tấm ảnh cũ (KC)

Ở Thiểm Tây 1963.
Cha vốn thích đi săn bắn. Ngày nghỉ thường đi Ninh Bình, Nam Định săn thú, săn vịt giời cùng cánh các chú Phạm Kiệt, Phan Trọng Tuệ, Đinh Đức Thiện... 
Khi đi sứ, cha thường tham gia các hoạt động của Đoàn Ngoại giao và rất thích bắn súng. nh này chụp 1963 tại Thiểm Tây khi đi chơi cùng đại sứ các nước.


Cùng chiếc xe cha gửi về.

Ba bà từng cùng nằm gai nếm mật:
Quế, Mỹ, Hưng.

Còn mẹ thì có bộ ba bạn thân từ thời hoạt động bí mật: Hà Thị
Quế,Trương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Hưng. Qua tấm ảnh hiếm hoi này thấy 
mẹ là người cao nhất(!).

Còn bức ảnh thứ 3 được chụp bằng máy Xmena  (do cha đi nghỉ mát Xô-tri, Liên Xô mang về vào 1964). Khi  đó anh vừa học xong lớp 9, mới bước vào  tuổi18, chụp tại quảng trường Ba Đình bên chiếc xe đạp  "Bồ câu bay"  được cha mua tại nhà máy ở Thưng Hải. (Loại xe này không thấy xuất hiện ở Việt Nam thời đó). Xe rất nặng, khoẻ, sơn mầu xanh chả cá. Khi đạp xe trên phố cũng cảm thấy hơi vênh vênh, tự hào, giống như các đại gia ngày nay lái Mercedez.
Mẹ đã biếu bác Tư Thuỷ chiếc xe này trong chiến tranh phá hoại để bác làm công việc tiếp tế cho Nghị, Phúc, Trung  trong thời gian sơ tán về nhà bác ở Vạn Phúc, Hà Đông.

Những tấm ảnh quý giá và vô cùng cảm động (TTC)

Ngày Mẹ mất, bác Giáp, cô Hà và Biên-Nam tới viếng. Bây giờ - đã 20 năm trôi qua rồi - khi giở ra xem lại, chúng ta vẫn không kìm được nỗi xúc động. Rât nhớ Mẹ và các chú các bác đã đi xa...

Ngay hôm vừa phát tang, bác Văn và cô Hà đã đến nhà 99 Trần Hưng Đạo thắp hương cho mẹ và chia buồn cùng gia đình. Bác hỏi thăm về sự ra đi của mẹ và chia sẻ mất mát này. Mấy ngày sau, lễ viếng mẹ được tổ chức ở NTL Bệnh viện Việt Xô, cô Hà cùng Hồng Nam đến cùng vòng hoa.
Bác không thể nào quên được những tướng lĩnh đầu tiên.
Nhớ ngày bác Lê Liêm mất, tổ chức cũng có ý cấm cản (bằng những thông báo nội bộ) nhưng các cựu tù Sơn La chả nao núng, họ vẫn hiên ngang đến với vòng hoa "Bạn tù Sơn La kính viếng". Gia đình ta có mẹ, Quốc và anh Chiến đến viếng. Đến nơi thấy cô Hà và Nam thay mặt bác Văn đến.

Phải nói, gia đình bác Văn luôn có mối quan hệ thân tình, gần gũi với gia đình các tướng lĩnh thuở "khai quốc công thần" nói chung và gia đình ta nói riêng. Đây là tình cảm đáng trân trọng.

Vòng hoa "Vô cùng thương tiếc
chị Nguyễn Thị Hhưng"...
Tại Nhà tang lễ.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Mừng song sinh nhật

Thì thầm chúc mừng sinh nhật ông, bà à?
Nhà ta ông bà rõ khéo: hai anh em  Hữu Nghị, Hạnh Phúc sinh cách nhau
đúng một năm, 25-10-1955 và  25-10-1956 Chúc mng nhân song sinh nhật.

Các cháu hôm nay.

Thay mặt ông bà nội, ba Dũng, mẹ Dung, bố Dương, mẹ Trang; chúng con chúc ông Nghị, bà Phúc ngày sinh nhật vui vẻ.
Bim vừa được điểm 10 Toán. Do nói được tiếng Anh nhất lớp nên đươc thầy giáo tiếng Anh chỉ định làm lớp trường. Cún học giỏi. Mèo đã 2 tuổi 4 tháng, rất  khôn, cắp balo  sáng sáng đến trường.
Chúng cháu kính chúc ông, bà mạnh khoẻ.
Hôn ông bà nhiều.
Chắt đích tôn Trần Việt Khôi - Bim

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ông Trần Tử Bình năm 1964 ở Sứ quán Bắc Kinh


Phía trước phòng đại lễ.




Lưu bút của ông.



















Ảnh này được chụp dịp 19 năm Quốc khánh nước VNDCCH 1964. Không hiểu sao cha lưu bút ngày 8/12?

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Ảnh quý

Nhân kỉ niệm 10 năm Quốc khánh TQ, Bác Hồ đã sang dự. Cùng đi có bác Văn, thiếu tướng Đặng Kim Giang. Cha khi đó là đại sứ cũng có mặt đón Bác ở sân bay Bắc Kinh.
Hàng đầu, trái qua: Cụ Đổng Tất Vũ, Nguyên soái Lâm Bưu, bác Văn, bà Tống Khánh Linh, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Bác Hồ.
Hàng sau: Đại sứ Trần Tử Bình, Thiếu tướng Đặng Kim Giang.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Chú Hoàng Quần tới HN

Cùng Việt Trung.
Sáng qua theo hẹn, 2 anh em Kiến Quốc, Việt Trung đến thăm chú ở KS 15A Láng Hạ rồi mời chú đi uống cà phê.
Chú là Hoa kiều làm nhân viên vô tuyến điện ở Vụ Hoa vận của Chính phủ (do cụ Lý Ban là thủ trưởng). Năm 1950 khi Đoàn cố vấn TQ sang VN, chú được chuyển sang làm việc tại đây, ngay Chiến khu Việt Bắc.

Cùng Kiến Quốc.
Hòa bình lập lại, chú về Đoàn kinh tế TQ tại VN, đóng ở 70 Phan Đình Phùng. "Ngày đó, TQ viện trợ cho VN 800 triệu tệ, xây dựng 8 trọng điểm kinh tế của VN (cầu Việt Trì, các nhà Dệt Nam Định, Dệt 8/3, Sứ Hải Dương, Bóng đèn phích nước, Phân đạm Hà Bắc, Phân đạm Lâm Thao, Giấy Việt trì...).
Đến 1958, chú về nước, công tác tại Ban đối ngoại BCHTW Đảng CSTQ. Năm 1968, 69 khi mẹ sang Bắc Kinh trị ung thư, chú được giao nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ. Với gia đình ta, chú là ân nhân.
Chú từng là Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Đông và có nhiều tư liệu hay (sẽ viết sau). Chú từng ăn cơm trưa với anh Chiến, Quốc, Công lại bờ sông Gò Vấp 2003. Năm 2009, chú cùng chú Văn Trang, Lương Phong được mời vào thăm TPHCM. Nhà ta cũng mời cơm các chú tại Jodee.
Lần này chú được mời vào họp Hội nghị thường niên về quan hệ Việt-Trung tổ chức năm nay tại Ninh Bình. Chú, cháu có nhiều chuyện trao đổi.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Vài hình ảnh bác Văn với gia đình (TTC)

Năm 1990 có cuộc họp mặt của cán bộ cũ hoạt động trên Chiến khu Việt Bắc thời kháng Pháp. Bà Hưng cũng được mời dự. Tại đây bà gặp lại ông Văn. Đây là kỉ niệm quý của Đại tướng với phu nhân của Thiếu tướng Trần Tử Bình, người được phong hàm cùng đợt đầu năm 1948 và là Phó bí thư Quân ủy TW khi Đại tướng là Bí thư.
Bức ảnh do chú Kim Sơn tặng bà.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Bài hát tuổi thiếu niên của anh em nhà 99

Chắc hẳn anh em ta còn nhớ bài hát Siboney :
"Sì-bô-nê, bố tây đen, mẹ cũng tây đen, đẻ con đen xì...".
Mời nghe, để nhớ lại một thời tuổi thơ 99. Bài do nữ ca sĩ Nana Mouskouri trình bày.



Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Võ Đại tướng đã đi xa

Lúc 20 giờ hôm nay, nhận được tin nhắn của Quốc từ Hà Nôi:  Đai tướng Võ Nguyên Giáp vừa t trần.
Biết Đại tướng lâu nay sức khoẻ kém đi do tuổi tác, song  vẫn  cảm thấy bần thần,buồn vì sự ra đi của một Huyền thoại, một niềm tự hào của dân tộc Việt.

Gọi cho chú Hoàng Minh Phương biết chú được Báo QĐND đặt viết một bài về Đại tướng, người thủ trưởng chú có nhiu năm được phục vụ, đặc biệt trong vai trò phiên dịch cho Đại tướng khi làm việc với  Trưởng Đoàn
cố vấn quân sự Trung Quốc Vy Quốc Thanh trong kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chú cho  biết  sẽ cố gắng ra Hà Nội tiễn đưa  thủ trưởng 
Trong quan hê cá nhân Đại tướng, cô Đặng Thị Bích Hà và cha mẹ có quan hệ thân tình.
Gửi cả nhà một bức ảnh cha và Đại tướng chụp  ảnh kỷ niệm với Mao Chủ tịch và các v lãnh đạo cao nhất của   Đảng, Nhà Nước Trung Quốc  vào năm 1962. Chú Hoàng minh Phương  đứng hàng sau.

Gặp chú Hoàng Quần đến từ Quảng Châu (KC)

Tối ngày 2-10 có điện thoại gọi đến. Bên kia đầu  giây giọng một người đàn ông rất trầm: "Anh Chiến đấy à? Tôi Hoàng Quần đây".  Mừng quá, tôi hỏi: "Chào chú, chú sang từ bao giờ,cbao giờ rời thành phố Hồ Chí Minh?". "Sáng mai anh đến khách sạn Grand 8 Đồng Khởi, ta cùng nhau ăn sáng, nói chuyện". Tôi vui vẻ nhận lời.
Cùng chú Hoàng Quần tại tp HCM.

Chú Hoàng Quần cùng chú Lương Phong, Văn Trang là những người bạn của gia đình ta. Chú Hoàng Quần trong thời gian mẹ chữa bệnh tại Bắc Kinh lá  cán bộ Ban Đối ngoại (Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc) trực  tiếp theo dõi giúp đỡ mẹ. Mỗi lần sang Việt Nam đến tp Hồ Chí Minh chú thường gọi điện, gặp mấy anh em.
Tháng 5-2008, các chú Văn Trang, Lương Phong cùng cô Lý Nan Sinh (vợ chú Lương Phong), chú Hoàng Quần, Trương Đức Duy  (phiên dịch cho cha trong buổi lễ trình quốc thư lên Chủ tịch Mao Trach Đông, tháng 4-1959), sang Việt nam thăm quê Bác, nhân sinh nhật lần  thứ 118 của Người, theo lới mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghi Việt Nam. Sau đó đoàn  vào tp Hồ Chí Minh. Công mời các cô chú anh cơm. Bữa đó có anh Chiến và Nghị cùng dự.
Sáng 3-10, đúng 7 giờ, hai chú cháu gặp nhau. Ăn sáng, nói chuyên hơn một tiếng đồng hồ rất vui vẻ..
Chú sẽ đến Hà Nội vào 7-10-2013, tham gia Diễn đàn nhân dân Việt-Trung hàng năm, họp tại Ninh Bình vào ngày 10-10-2013.
Hai chú  cháu  gọi điện ra nói chuyện với Kiến Quốc. Chú hẹn gặp Quốc tại Hà Nội. Nếu có thể 3 anh em   Quốc, Lợi, Trung  mời chú về  nhà Trung chơi, uống bữa rượu thuốc tại nhà cũng vui.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Thăm đường mang tên Cha ở HN

Trên đường xuống Học viện, ghé thăm đường Trần Tử Bình. Nghe nói ở đây có quán phở Thìn (từ Lò Đúc xuống mở), anh em Học viện hay tạt qua ăn sáng. Cây bồ đề lấy từ nhà 99 xuống trồng đã cao lắm, xum xuê.
Xin gửi vài hình ảnh cho cả nhà xem cho đỡ nhớ.
Ở ngã 3 của phố.

Tên đường ở cổng Cao đẳng Nuôi dạy trẻ.
Cây bồ đề ta trồng tháng 8/2009.