Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Ở Mỹ nói chuyện võ, chuyện văn (Trần Minh Phương)

Như được về Yên Sở ngồi nói chuyện với ông ngoại trong buồng thuốc. Phòng nhỏ, cửa sổ nhỏ nhưng không gian bên trong vẫn là một vùng dư sáng. Mấy tán lá chập chờn song sắt, gió lúc nào cũng hiu hiu. Những câu chuyện quyện mùi thuốc Bắc lan tỏa và bám vào từng tủ sách, vào bức tượng đồng của cụ nội, len lỏi giữa những bình rượu hay lọ ngâm thuốc lấm tấm bụi, lơ lửng dần lên bàn thờ cụ Hải Thượng, cụ Quý, cụ Tế Công…

Ông ngoại luôn là mình, dù trong vai trò mới –  tác giả một cuốn sách vừa giá trị vừa ăn khách, và bước vào một không gian mới – tiếp xúc với truyền thông và công chúng. Ông ngoại luôn là võ sư (không phải là võ sĩ), trả lời phỏng vấn cũng như đang dạy học trò – một buổi, chỉ vào tay 5, 7 phút với mỗi người, còn lại để nói chuyện đạo nghĩa, cuộc đời. Ông ngoại trả lời giới báo chí lắt léo, implicit (ẩn dụ) với phương pháp rất explicit (hoàn hảo) và lúc nào thấy cần thì, cái này đảm bảo là do linh giác tập luyện lâu năm, không ngần ngại xuống những câu hạ sát.
Đạo đi vào bản chất nên giản dị, không màu mè. Ông ngoại giản dị suốt 30 năm mình biết ông. Nhưng tri thức, như ông ngoại nói, thu vào thì chỉ một hạt cát mà mở ra được cả một đại dương. Hãy thử nói chuyện với ông ngoại về sự phức tạp đằng sau võ học căn bản!
Đọc xong, ngẫm nghĩ rồi thì tự thấy thẹn, vì cái thân mình chỉ oánh võ mồm với tụi sinh viên Mỹ thôi mà cũng còn chưa xong…

1 nhận xét:

  1. Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn sau khi đọc đả cám ơn vì được tác giả tặng một quyển sách hay. Anh Tuấn nhận xét: cuốn sách hay, hấp dẫn đọc một lèo. Cách thể hiện mới lạ.
    Anh Tuân cho rằng, văn Việt ta cội nguồn là Hán văn. Hiện nay anhTuấn muốn viết về đề tài lịch sử phải đọc rất nhiều tư liệu, cuối củng nhận ra, gốc của Văn việt là Hán văn. Hiện không có nhà văn Việt Nam nào thông thạo Hán văn như tác giả Trần Việt Trung. Vì vậy khi đọc "Quyến sư", ngoài việc tác giả là con nhà võ viết về võ, thì nhận ra ngay rằng Hán học ăn vào máu thit của tác giả, nên thề hiện sự giao lưu vỏ thuật Hoa-Việt thông qua hai thầy trò một Hoa, một Việt rất khéo.
    Anh Tuấn cho biết để viết kịch bản phim thì cần có thời gian và tư liệu. Anh đánh giá cao 'Quyền sư" và hẹn bao giờ Trung vào tp HCM sẽ tổ chức gặp nhau cùng nói chuyện viết văn.
    Anh Tuấn cũng là nhà văn tự học, tự viết, có khá nhiều sách đễ đời. Anh bỏ Hội Nhà Văn trở thành nhà văn tự do,sống bằng nghề.
    KC

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.