Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cô Phúc ra chào ông bà trước ngày bay sang Nga

Cô Phúc cùng ba Trung và mẹ con Phương sáng chủ nhật đã ra Mai Dịch thắp hương cho ông bà.
Tưởng nhớ tới ông bà.

Hoa hồng mà sinh thời ông rất thích.
Ngày 3/7 cô sẽ bay sang Mat; còn mẹ Phương hè này cũng về, đón cháu Panda đi cùng sang Mỹ.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Làm tốt cho đời

Sống ở đời này, lo cho mình, cho gia đình đã là tốt; vậy mà lo được công ăn việc làm và cuộc sống cho nhiều người khác lại càng tốt hơn. Năm rồi, cô Vượng được UBND Q12 vinh danh vì có những đóng góp cho xã hội. Xin được chia sẻ niềm vui này.
Kèm giấy khen.

Vinh danh của UBND Q12.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Bữa cơm cảm ơn Bolat

Vợ chồng Bolat, dân Kazakxtan, sang VN sống và làm việc. Quen thân với chú Nghị trong công việc rồi trở thành đệ tử Vĩnh Xuân của thầy Nghị và thành bệnh nhân của lang y Việt Trung. Bolat hiểu, nể, kính phục về gia đình ta và xin được có chuyến đi nghỉ cùng gia đình tới Côn Đảo - nơi ông Bình đã thụ án 6 năm và trưởng thành từ đây.
Nâng li mừng hội ngộ.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Nhớ về thái độ nghiêm khắc của Cha Trần Tử Bình

Lan man, nghĩ về những cực hình dành cho những tù nhân ở Côn Đảo, trong đó có Cha tôi.
Sực nhớ về một ký ức, mà anh em chúng tôi vẫn thường kể với nhau, không bao giờ quên. Đó là Cha chúng tôi giáo dục con cái rất nghiêm khắc.

Một trong những hình thức trừng phạt con cái, khi mắc khuyết điểm, đó là bắt quỳ. Hai đầu gối quỳ xuống đất, dưới mặt đất thì lót, một là đá răm, nếu không thì là vỏ quả mít !!!

Khi đó, tôi khoảng 7 tuổi. Rất nghịch ngợm - có thể nói là nhất nhà luôn !!!

Cha thì đi làm sứ (Đại sứ bên Trung quốc, theo yêu cầu của Bác Hồ), cả năm mới về Việt nam một hai lần.
Anh em tôi ở nhà, chỉ có Mẹ chăm sóc.

Tôi nhớ đã "phạm" những tội sau: một là "xoáy" tiền của Mẹ, đi ăn quà ngoài phố. Hai là học hành bị điểm kém.

Khi Cha tôi về nước, Mẹ báo lại cho Cha những tội này ... . Thế là:

- Ra sân ! Quỳ xuống ! Cha  ra lệnh.

Sân khu 38 đường Trần Phú thời đó được trải đá răm ... . "Phê quá" !!!
Sau ít phút, dường như là "xót con", Mẹ tôi mới xin phép Cha cho đứng dậy ... . Tôi nhìn vào đầu gối, chà ...!!! lớp da lốm đốm thâm đỏ ... .

Rất "ép phê", từ đó thấy sợ hình thức trừng phạt này. Nên "tội lỗi" giảm hẳn !!!

Sau này, tôi có nghe loáng thoáng, Cha kể lại: trong nhà tù Côn Đảo, Cha bị bắt đi làm khổ sai (corver) trong đó có nhặt cỏ, đập đá và quỳ gối xuống sàn xi-măng giữa trưa hè ... .

Vậy là, ít nhiều, chúng tôi - con của Cha - cũng "trưởng thành" từ thái độ nghiêm khắc của Cha chúng tôi. Cái mà ông học được trong nhà tù Côn đảo.

Tôi còn nhớ anh Cả, cũng bị một hoặc hai trận "quỳ gối", vì mắc tội gì đó .


Các cháu ở Bangkok (20-6-2014)

Cháu gái Minh Anh

Anh cả Hùng Anh

Hùng Anh và Minh Anh

Ba ông cháu (Hùng- Minh-Việt)

Hùng Anh - Việt Anh

Việt Anh ("khó chịu" boy)

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Lá thư từ Ban quản lí di tích Nhà tù Hỏa Lò

Kính gửi chú!
Thưa chú, cháu là Phạm Hoàng My, cháu hiện đang công tác tại BQL di tích Nhà tù Hỏa Lò. 
Cháu biết được thông tin về gia đình và chú qua mạng internet. Cháu xin trình bày với chú một việc như sau:
Trong năm 2015, dự kiến chúng cháu sẽ tổ chức 1 trưng bày chuyên đề về các cuộc vượt ngục năm 1945 tại nhà tù Hỏa Lò và những đóng góp của các tù chính trị từng tham gia vượt ngục với Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cháu được biết cha của chú là cụ Trần Tử Bình là một trong số những người tham gia lãnh đạo cuộc vượt ngục bằng hình thức chui qua đường cống ngầm tại Nhà tù Hỏa Lò và có công lớn trong việc chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 
Với mong muốn được tìm hiểu thêm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của cụ Trần Tử Bình để giới thiệu tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước, kính mong chú dành thời gian đọc thư và tạo điều kiện để cháu được trao đổi trực tiếp với chú. 
Chú có thể cho cháu xin số điện thoại hoặc chú vui lòng gọi cháu theo số điện thoại: 0915020105 (hoặc số ở cơ quan:  04.39382253)
Cháu xin cám ơn chú và mong nhận được hồi âm của chú.
Trân trọng./.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Các cháu đi du học Mỹ đã về nghỉ hè

Hè này, Quang, Lúm, Mý du học ở Mỹ đã về VN 3 tháng với gia đình. Hè này Quang phải chuẩn bị cho chương trình vào đại học; còn Lúm và Mý thì vẫn khá rảnh, được nghỉ ngơi. Mý đi học thêm vẽ.
Lúm cùng Quang ở nhà bác Chiến.

Quang cùng bác Quốc.

Bữa cơm đại gia đình.

Bác Chiến sang thăm Mý mới về.

Thơm cô cháu gái.

Lúm được bác hôn.

Mý và Quang ở Phú Mỹ Hưng.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Trở về


Lặn ngắm san hô


Phi ca nô đi lặn, ngắm san hô

Thuê ca nô khá chát, 3,6T/ tour cho 3 tiếng đồng hồ (nếu đi 12 người thì chi phí giảm đáng kể). Nhà ta đi 7 người, do bác Chiến cầm chòm, ra vịnh đảo Bảy Cạnh lặn, ngắm san hô. Thật đã khi ngắm nhìn những rặng san hô muôn hình, muôn vẻ cùng từng đàn cá các sắc màu!

Chú Phan Việt chiêu đãi đại gia đình bữa tối 8/6/2014 tại quán Tri Kỷ, Côn Đảo

Vô tình lại gặp chú Việt, chú Lam Xẩm, chú Tiến ra đảo có việc. Vậy là Việt mời cả nhà (hơi bị đông) bữa cơm tối. Quá vui!

Nhóm đầu đã đến Côn Đảo

Cả nhà vừa tới KS Côn Đảo.

Cảm phục tinh thần bất khuất của Cha và các chiến sỹ cách mạng.


Khi còn là trẻ nhỏ, rồi trở thành thiếu niên, thanh niên chúng tôi được Cha kể lại cái cực khổ khi bị đi đầy ra Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) 1931-1936. Rồi đến cuốn hồi ký nổi tiếng của Nguyễn Đức Thuận, tựa đề "Bất khuất", thời đó được thanh niên chúng tôi "ngấu nghiến" đọc ... . Chúng tôi cũng hiểu phần nào tội ác vô cùng tàn bạo trong lao tù qua hai thời kỳ (Pháp đô hộ và Mỹ xâm lược).

Nhưng sự hiểu biết trên đã trở thành lòng khâm phục và kính nể, khi tận mắt chứng kiến những di tích còn lại của hệ thống nhà tù này, trong chuyến đi Côn Đảo vừa qua của Đại gia đình 99 THĐ.


 Đây, hệ thống còng chân tù nhân ! Muốn mở còng này, phải mở 4 ống khóa, do 4 cai ngục giữ 4 chìa khóa !!!


 Khi bị còng, tù nhân muốn đi đại tiểu tiện, thì đi vào cái thùng gỗ này !!!

Trong khu "Biệt giam" - giam những tù nhân đặc biệt - phòng giam hai người, rộng 6m2. Vậy mà, chúng đã giam tới 30 người ... , sát mái nhà chỉ có ô cửa sổ dài rộng 4 tấc (40  x  40 cm) ... .




Đây là hệ thống chuồng cọp (xây 1940), thời kỳ Cha chúng tôi bị giam ở đây (1931 - 1936), chưa xây dẫy chuồng cọp này.

Tôi được biết "chuồng cọp" này qua cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận. Đến đây, được nghe hướng dẫn viên kể lại. Đúng như những gì được kể trong cuốn sách này !. Từ trên chúng rắc vôi bột xuống tù nhân, sau đó dội nước xuống ... vôi gặp nước xẩy ra phản ứng sinh nhiệt ... và da của tù nhân sẽ dộp bỏng ... lở loét ... .

Có lẽ, sẽ không còn những trang sử "ngục tù tối tăm" trong Thế giới văn minh ngày nay nữa. Cho nên lòng quả cảm, sự chịu đựng không có giới hạn của con người sẽ ít có điều kiện thể hiện như trong hệ thống nhà tù Côn Đảo này. Vì vậy, tôi càng khâm phục các chiến sỹ cách mạng trước đây, trong đó có Cha chúng tôi. Chính họ đã làm rạng danh trang sử nước nhà !



Phóng sự viếng thăm Côn Đảo

Mời đọc!

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Clip tặng Việt Trung


Đại gia đình 99 và 2 ngày ở Côn Đảo

Tại Dinh Chúa đảo, chiều 8/6/2014.
Với ý tưởng cả nhà phải có dịp hội ngộ và ra thăm nơi ông Bình đã bị lưu đày 6 năm (1931-36), sau vụ lãnh đạo 5000 phu cao su cướp và làm chủ Đồn điền Phú Riềng trong 5 ngày, vào dịp Tết 1930; được sự ủng hộ của Bolat (học trò Vĩnh Xuân của Nghị), sáng chủ nhật 8/6/2014, đại gia đình 99 đã bay làm 3 chuyến ra Côn Đảo theo Cty Bay dịch vụ Vasco.

Thêm chú Quốc.


Thêm chú Quốc.

Tại Cầu tầu 914 nơi ông Bình "nhập đảo" 1931 và trở về đất liền 1936.
Trước Bảo tàng Côn Đảo, sáng 9/6/2014.


Chia tay Côn Đảo, 9g sáng 10/6/2014.

Trước KS Côn Đảo.

Sân bay Cỏ Ồng, trước giờ trở về SG.

Bye, bye!
Tiếc là lần này thiếu Trung, Minh (Trung vừa mổ ruột thừa); vắng Vân Anh và Mý (cháu vừa bay từ Mỹ về đêm trước); Vượng và Hùng - Đào đang ở Thái; các cháu Ty, Long - Steph (đang ở Anh), vợ chồng Phương - Linh (ở Mỹ); vợ chồng Cường...
Riêng Công nghỉ tại Saigon-Condao Resort; còn cả nhà ở Côn Đảo Resort. Một số ở bungalow sát biển.
Bãi biển cực đẹp, phẳng lì, lặng sóng, sạch sẽ. KS có cả hồ bơi nước ngọt. Trưa đầu, cả nhà ăn cơm tại KS rồi đi nghỉ.
Chiều 8/6 có tour thăm Khu di tích lịch sử Côn Đảo (Dinh Chúa đảo; Banh 1 - nơi ông Bình bị giam; Địa ngục trần gian - Chuồng cọp xây dựng từ 1940; Trại Phú Bình (1971) - nơi tù nhân làm chủ đầu tiên ở đảo vào 1/5/1975, An Sơn Miếu - thờ bà Phi Yến, vợ Nguyễn Ánh).
Buổi chiều bất ngờ gặp chú Phan Việt (em Phan Nam),. Chú mời cả nhà ăn bữa cơm tối tại Tri Kỷ. Thật vui.
Sáng 9/6, đoàn có tour thăm Cầu tầu 914 (nơi ông Bình "nhập" đảo (1931) và được trả về đất liền (1936); Bảo tàng Côn Đảo;  Miếu Hoàng tử Cải; tắm biển Cỏ Ống cùng bữa trưa ngon miệng.
Chiều, nhóm nhỏ do bác Chiến dẫn đầu (cùng chú Quốc, Công, Nghị, cô Phúc và 2 cháu Pính, Lúm) có tour lặn biển, ngắm san hô ở vịnh đảo Bảy Cạnh. Tối cả nhà ăn cơm bữa cuối.
Sáng 10/6, chia tay Côn Đảo. Bác Chiến, chú Quốc kịp ra làm việc với giám đốc Bảo tàng Côn Đảo, hẹn sẽ giúp họ sưu tập thêm tư liệu trưng bày.
Trưa 10/6, cả nhà về tới TP, kết thúc 2 ngày đi tuyệt vời.


(Có thể tham khảo thêm bài, ảnh tại các facebook của gia đình:
Khang Chien Tran, Tran Kienquoc, Tran Hanh Phuc, Tran Viet Dung, Tran Thu Phuong, Tran Lan Phuong).

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

ĐẠO NGHĨA Ở ĐỜI


Câu chuyện kể lại từ một bức ảnh:
Cầm cuốn truyện “Quyền sư” của tác giả Trần Việt Trung do Nhà xuất bản Trẻ phát hành, giở đến phần phụ lục “những hình ảnh tư liệu” tại mục “Học phái Dưỡng Sinh Nhu Quyền” – DSNQ, mọi người có thể nhìn thấy tấm ảnh đầu tiên có ghi: “Thày Ngô Sỹ Quý cùng các võ sinh học phái Dưỡng Sinh Nhu Quyền (cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô – 1988).
Ta cũng sẽ gặp được bức ảnh này trên một vài trang mạng do những anh em thân thiết của học phái NSNQ lập ra để đàm luận, trao đổi.
Vậy xuất xứ của bức ảnh này từ đâu? vẫn biết rằng sinh thời thày Ngô Sỹ Quý rất kín đáo, sống khép mình, ít xuất hiện chỗ đông người, nơi hội hè, chỗ ồn ào tụ hội…thì vì sao bức ảnh này lại được lưu lại? Mỗi con người trên hành tinh này cứ giả định rằng cả cuộc đời sẽ có khoảng 30 bức ảnh thì với hơn 7 tỷ người hiện tại sẽ có hơn 210 tỷ bức ảnh! Vậy là có những bức ảnh vừa được sinh ra thì đã chết đi ngay nếu chúng không được giở lại xem, ngược lại có những bức ảnh đã sống hàng chục thậm chí hàng trăm năm và còn sống tiếp vì cuộc đời này vẫn cần sự có mặt của những “nhân chứng” đó.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Hội ngộ nhà 99 tại TPHCM

Tối qua, đại gia đình 99 hội ngộ tại nhà bác Cả. Cô Phúc từ Mat về chiều thứ bảy; 2 chị em Pính, Lúm thay mặt bố Trung, mẹ Minh. Quang vừa từ Mã về đến cùng bố Công.
Tuy vậy vẫn thiếu cháu Cường (đi công tác HN), cháu Ty và vợ chồng Long - Steph (đang ở Anh), Mý (đang trên đường bay từ Mỹ về), vợ chồng Phương-Linh (đang ở Mỹ), Bồ Nông (đang ở New Zealand).
Cả nhà tiếp vợ chồng Bolat (Kazaxtan), đệ tử Vĩnh Xuân của Nghị, đang sống tại TPHCM, tới chơi. (Anh Dũng, chị Trang, Hùng bận việc, đến muốn nên không có trong ảnh).

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Văn phòng, xí nghiệp sản xuất Việt Vương hay Caféteria ???

Từ ý tưởng làm cho người lao động không bị stress trong hơn 8 tiếng làm việc căng thẳng và hiệu quả không hề giảm sút; đồng thời môi trường làm việc phải gần gũi, thân thiện với thiên nhiên mà Cty Việt Vương đã đầu tư sửa sang lại văn phòng và khu sản xuất.
Mời ngắm văn phòng và xí nghiệp Việt Vương mới!
Ý tưởng thiết kế này cũng đã được giới thiệu lên nhiều tạp trí kiến trúc thế giới.
Anh chị em trong Cty gọi đây là Café Đen - Vàng vì màu sắc của nó.
(Thông tin do Nguyễn Vĩnh Bảo vừa cung cấp).

Lúm, Pính đi thăm các bác

Sáng qua, bác Quốc đưa 2 cô cháu đi thăm bác Chiến, bác Hồng. Đúng dịp, 3 cháu Cún, Bim, Rio nghỉ hè nên rất vui.
Trò chuyện với anh Dũng.

Cún hiều biết nhiều.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Lại không hợp lòng dân rồi !

Trang tin BBC tiếng Việt nhận xét bài phát biểu của BTQP Việt nam tại diễn đàn Đối thoại Shangri  La:

"Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.... . "

Theo tôi nhận định này, lại rơi vào "khái niệm" mới xuất hiện trên diễn đàn chính trị:
"tình hữu nghị viển vông", rồi !!!

Theo tôi, nhận định này không hợp lòng dân !

Người đàn ông lặng lẽ ngồi viết về Quyền Sư bên cạnh mộc nhân

Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, ồn ã, náo nhiệt, nườm nượp dòng người xe. Những phố cũ, nhà xưa, những con đường xuyên thế kỷ, vắt qua vài cơ chế đang vật vã gồng mình để kịp với đà tăng đột ngột của mật độ dân số, của phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho cuộc mưu sinh mới, tại thời điểm mà xã hội đang vừa phát triển vừa phân vân theo khái niệm “thế giới phẳng”.

Dấu ấn hội nhập khó cưỡng đè lên đô thị trước, nông thôn sau, văn hóa - giáo dục trước, giao thông - kiến trúc sau. Nhiều cái mới không mời cũng đã len lỏi vào chuyện bếp núc, củi lửa của tùng gia đinh, vốn trước đó đã tạo được cái nếp.
Những tinh hoa, những vốn quý văn hóa nếu không được cân nhắc, tính toán giữ gìn đúng mức sẽ mất dần theo thời gian.

Kỷ niệm tuổi thơ - Con ve sầu





Trong lúc đang lang thang trong khu vườn sau nhà, tình cờ tôi thấy trên thân cây lim (cây xà cừ) hai cái xác con ve sầu.

Chợ nhớ lại thời tuổi thơ ... !

Đêm qua đã có hai con ve lột xác !
Vậy mà không thấy tiếng ve kêu "râm ran" ! Thế là hai con ve này là ve đực rồi !!!

Ngày còn bé (6-7 tuổi), khi cả gia đình còn ở nhà phố 38 phố Trần Phú - Hà Nội, vào mùa hè (mùa ve kêu), là mấy anh em và lũ trẻ của khu lại rủ nhau đi tìm ve, sau bữa cơm tối. Có khi đi tuốt ra vườn hoa Canh Nông (tên cũ của vườn hoa Lê Nin, Hà nội), rồi sang đường Hoàng Diệu, nơi có nhiều cây lim (cây xà cừ). Mỗi tối về cũng đầy một áo may-ô ve sầu chưa lột xác.

Khi đó làm gì có túi mà đựng ve đâu. Thế là áo may-ô (bây giờ gọi là áo "ba lỗ", hay áo "sát nách"), bỏ vào trong quần đùi (là loại quần sọoc, nhưng chỉ có sợi thun, chứ không có cạp quần / bây giờ thì người ta chỉ mặc bên trong ), tạo thành một cái "bọc" đựng nhưng con ve sầu, rất vững chắc và kín đáo. Mỗi đứa, sau khi thu hoạch đầy bọc ve sầu về, lấy kéo cắt phần đuôi con ve, nhét một hạt lạc vào bụng con ve và nướng lên. Ngon hết xẩy !!!

Có những ngày tháng "đi bắt ve" như vậy, nên tôi mới biết rằng "chỉ có ve cái mới kêu" - chúng tôi khi còn trẻ con vẫn nói với nhau như vậy. Nhưng bây giờ thì người ta vẫn còn tranh luận mệnh đề "ve sầu cái kêu hay ve sầu đực kêu" này !

Sau khi lột xác, con ve sầu đã làm nên một âm thanh duy nhất, đẹp nhất, hay nhất trong năm - đi kèm với mầu sắc đỏ rực của hoa phượng - tạo thành một bức tranh "không bao giờ quên" được trong ký ức tuổi học trò của chúng tôi. Là ngày, học sinh từ giã mái trường, tạm biệt bạn bè, thầy cô. Mang cuốn sổ "Liên lạc giữa nhà trường và gia đình", với kết quả học tập tốt có, kém có ... về cho Cha mẹ xem, để được thưởng mấy cái kẹo hoặc vài "roi" vào mông ... . Rồi 3 tháng sau mới lại "hội ngộ" năm học mới.





Thăm chị Bình, con cụ Lương Khánh Thiện (KC)

Hôm nay anh đến  thăm  chị Lương Thúy Bình, con gái nguyên Bí thư xứ ủy Bắc kỳ, bạn tù Côn Đảo của cha - Liệt sỹ Lương Khánh Thiện.
Liệt sỹ Lương Khánh Thiện sinh 1903 tại Hà Nam. Năm 1927 tham gia Việt Nam thanh niện cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 tham gia Đông Dương công sản Đảng. 1930 bị Thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Năm 1936 bị đưa về quản thúc tại Hà Nam. Từ 1937-1941 là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Liên B (Hải Phòng, Hải Dương, Hồng Quảng) rồi Bí thư xứ ủy. Năm 1941 bị Thực dân Pháp bắt, kết án tử hình, hy sinh tại Kiến An.
Với chị Bình.

Anh An, chị Bình.
Sinh thời cha cho anh xem một bức ảnh nhỏ của liệt sỹ Lương Khánh Thiện. Nhớ lời cha nói về người đồng chí như sau: "Đồng chí Lương Khánh Thiện là Bí thư xứ ủy, bị Thực dân Pháp xử tử  hình, đã anh dũng  hy sinh tại Kiến An vào 1941".
Chị Bình sinh 1939. Năm 1953 được gửi sang Trung Quốc học tại trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm. Năm 1955 được cử đi học tiếng Nga cùng anh Đỗ Long tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Khi cha sang nhận nhiệm vụ Đại sứ  có cho gọi chị Bình và anh Long lên sứ quán chơi, dặn dò khi hai người tốt nghiệp về nước vào cuối 1959.
Chị Bình được phân công công tác ở Bộ Công An. Năm 1999 chị về hưu với cấp hàm đại tá, cục trưởng. Anh An chồng chị sinh 1934, năm 1953 tham gia Thanh niên xung phong, được điều động vào ngành Công an, về hưu với cấp hàm đại tá, Cục phó Cục Cảnh vệ.