Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Cổ Viễn - Đất và Người 3 (Nguyễn Đức Thiện)

Những năm đầu thế kỷ XX, chủ nhĩa Mác – Lê nin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá thâm nhập nhiều nơi trong nước, qua tổ chức Việt Nam thanh niên đồng chí hội. Trong đó có một số xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đầu năm 1927 ảnh hưởng của Tổ chức Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định được thành lập. Thực hiện chủ trương phát triển tổ chức Hội của Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ, tháng 10/1927 tỉnh bộ Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định cử đồng chí Vũ Khế Bật về bắt nhân mối với một số nhà nho và nông dân Hà Nam để xây dựng cơ sở. Đồng chí Vũ Khế Bật đã đi vào tuyên truyền xây dựng tổ chức ở các xã: Cổ Viễn, Thành Thị (Vụ Bản), Bỉnh Trung (Bồ Đề), Ngọc Lũ, An Ninh thuộc huyện Bình Lục. Ở xã Cổ Viễn nhà nho Nguyễn Hữu Dung là người chịu ảnh hưởng đầu tiên và rồi cụ gia nhập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên Hà Nam. Như vậy giới trí thức và nông dân tiên tiến xã Cổ Viễn là một trong những điểm đầu tiên được bắt liên lạc với cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Định. Đây là điều kiện thuận lợi cho phong trào yêu nước và cách mạng ở xã Cổ Viễn cũng như các nơi khác.

Cổ Viễn - Đất và Người 2 (Nguyễn Đức Thiện)

Cuộc sống của một người lính, với những trải nghiệm đường đời tôi càng yêu hơn, tự hào hơn truyền thống cách mạng, lịch sử - văn hóa khi tôi tìm và hiểu về làng Cổ Viễn, cái nôi chúng tôi sinh ra và lớn lên.
Địa danh hành chính thôn Cổ Viễn và xã Hưng Công ngày nay được hình thành sau cải cách ruộng đất, đầu năm 1956. Xã Hưng Công gồm tám thôn, trong đó thôn Cổ Viễn là một trong tám thôn của xã. Năm 2000 xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.

CỔ VIỄN - ĐẤT VÀ NGƯỜI (Nguyễn Đức Thiện, con em cơ sở cách mạng Cỗ Viễn)


Hà Nam một địa danh Lịch sử - văn hóa. Mảnh đất giàu truyền thống văn hiến đã sinh ra nuôi dưỡng nhiều võ tướng, danh nhân trong thiên lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc: Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Đề Yêm, Nguyễn Khuyến…  Truyền thống ấy lại được tiếp tục cổ vũ, phát huy mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân phong kiến giành độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Cũng qua cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao nhiêu người con ưu tú của nhân dân Hà Nam đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho lý tưởng Cách mạng, tiêu biểu là các đồng chí: Lương Khánh Thiện, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Hồ, Trần Tử Bình… và các anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Có nhiều địa danh, phong trào cách mạng đi vào lịch sử của tỉnh nhà và lịch sử cách mạng của dân tộc như  Khởi nghĩa Bồ Đề… Đó cũng là niềm tự hào vô cùng lớn lao của Đảng bộ, nhân dân Hà Nam.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Ảnh quý: Cha và Thể Công

Tháng 8/1964, Thể Công sang thi đấu với Bát Nhất trên sân Công nhân Bắc Kinh. Đại sứ Trần Tử Bình đã có mặt dự khán và động viên đội nhà.
Trận này Thể Công thua 2-0.(Nhưng 10 năm sau, 1974, Thể Công Thắng lại 4-1 (sau vụ TQ cướp đảo Hoàng Sa). Tới 1993, Thể Công thua Bát Nhất 5-2).
(Ảnh do lão tướng Nguyễn Sỹ Hiển - sau này là đội trưởng rồi HLV Thể Công - cung cấp. Cảm ơn anh Hiển!).

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Ba con rắn của nhà 99



Vừa rồi mới ra mắt hàng xóm. Ai cũng khen các cháu khoẻ và xinh quá, khen mẹ Đào giỏi!

Bây giờ cứ buổi chiều các cháu về Phú Gia chơi.

Việt Anh

Xin được "nhập khẩu" vào Đại gia đình 99



The First

Thắp ba nén hướng cho các Cụ

Hùng Anh, lần dầu tiên tiếp xúc với cây hoa.


Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Steph luôn gắn mình với sinh hoạt của gia đình 99

Cùng bác Quốc.
Chiều thứ bảy, 13/12/2014, bác Quốc mời 2 vợ chồng Long Steph đến dự khán trận bóng giữa CLB Cựu cầu thủ QĐ và CLB Những Người Bạn từ HN vào. Hai cháu đã có mặt xem hiệp 1 và chụp ảnh chung cùng bác Chiến, bác Quốc. Tuy là dân Anh nhưng cháu hòa nhập được ngay với cuộc sống đại gia đình 99.
Như vậy thật là quý!

Long cùng bác Chiến, bác Quốc.

Haaaaaaaaaa!

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Quá đột ngột khi biết tin chú Triệu Huy Hùng đã mất

Chú Triệu Huy Hùng cùng cháu gái theo Đoàn Võ bị vào viếng Đại tướng.
Sáng nay gọi điện thoại cho cô Thúy Lan, dạy Trung văn ở Trường Trỗi, để chuẩn bị bài viết của cô, trò cho Tập 4. Hỏi thăm sức khỏe của cô rồi của chú Hùng. 
... Chú Triệu Huy Hùng chả là học viên khóa 7 Quân chính VN (tốt nghiệp cuối 1945) , học trò của cha. Chú được giữ lại cùng 2 chú Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Văn Bồng làm cán bộ khung rồi trở thành giáo viên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (thành lập ngày 15/4/1945), được đón Bác về thăm và tặng lá cờ đỏ thêu 6 chữ vàng "TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN" ngày 26/5/1945, tại sân bay Tông, Sơn Tây. Cả 3 chú được cha giới thiệu kết nạp từ ngày đầu.
Sau này, chú Hùng là thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân lực... Anh em ta vẫn giữ liên lạc với các chú Lục quân, nhất là các khóa ban đầu.
Cô, trò đang hào hứng tâm sự, bỗng cô chựng lại: "Kiến Quốc ơi, chú mất rồi...". Tôi hoảng hốt: "Ơ... ơ... em vừa hỏi thăm mà... Thế chú mất hôm nào, hả cô?". (Tưởng mấy ngày rồi. Mà nhớ là đợt 20/11 rồi, cô còn cùng các thầy cô đi dã ngoại ở hồ Núi Cốc). Cô nghẹn lời:
- Hôm 13/5 âm, em ạ.
- Thế mà em chả được ai báo... Trước đó có nghe cô nói, chú nằm viện mà em không nghĩ... Vậy em xin chia buồn... Thế hôm đó BLL trường ta có đến viếng chú chứ ạ?
- Có, đông lắm.
- Thế BLL Võ bị?
- Đông quá, cô không biết hết.
Nghe cô kể, chỉ con trai cô về kịp tiễn bố, còn con gái thì xa quá không về được... Một lần nữa tôi chia buồn cùng cô, dặn cô cố giữ gìn sức khỏe.
Nhớ ngày còn sống, chú cùng chú Đỗ Đức từng về Bình Lục dự lễ khánh thành Nhà tưởng niệm cha, từng lên Lục quân dự lễ trao tượng đồng của cha cho nhà trường, từng dư lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cha... Chú rất gắn bó với gia đình ta.
Xin ghi mấy dòng này như 1 nén tâm nhang, tưởng nhớ người chú rất thân thiết, gần gũi với gia đình chúng ta.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Tư liệu mới tìm được

Danh thủ Nguyễn Sỹ Hiển (Thể Công 1961, nguyên Captain Thể Công những năm 1970) vừa đưa lên Fb của mình bức ảnh quý có hình ảnh Đại sứ Trần Tử Bình chụp với Tuyển bóng bàn VN và với 2 tuyển thủ nữ bóng bàn TQ Lâm Tuệ Khanh, Trịnh Mẫn Chi vừa giành chức vô dịch thế giới năm 1965.


Xin cảm ơn anh Sỹ Hiển!