Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Ơn Giời

Đến thăm cô Lan Anh (vợ chú Anh Bảo) rất thân với mẹ tôi ở 38 Trần Phú. Em Hiền ra mở cửa, vẫn nhận ra ông anh dù mấy chục năm chả gặp nhau. 
Hai cô cháu.
Vừa định mở máy ảnh tác nghiệp thì mới biết đã quên béng ở quán Dami, 25 Trần Bình Trọng. Phi vội về quán. Dọc đường lẩm bẩm: Cầu Trời phù hộ cho không bị thằng tham nào lấy mất. Đến nơi thì cô chủ quán, vợ bạn Thái Khoai Việt, nhoẻn miệng: "Em cất ngay cho anh rồi". May chưa!
Cô Lan Anh rất mừng vì có con bà chị đến thăm. Khi mẹ mình là Bí thư Phụ nữ Phú Thọ (năm 1948) thì cô là Phó bí thư. Hai chị em rất quý nhau. Còn nhớ cô chú từng tặng cha mẹ tấm ảnh chụp nhỏ bằng 2 đầu ngón tay mà mình vẫn giữ.
Chú 
Anh Bảo là Cục trưởng Cục TTLL (1962-64) thay cụ Hoàng Đạo Thúy. Năm 1965 khi chú vào chiến trường B thì hy sinh. Mẹ mình rất thương cô phải vất vả nuôi 3 con thơ dại.
Phải nửa thế kỷ mới gặp lại cô nhưng tình cảm vẫn như ngày mình còn bé lắm. Cô nhớ từng anh chị em trong nhà mình. Năm nay cô đã 89 mà chả hề quên chuyện của 70 năm trước. Sau này, mỗi lần có bạn từ trong Thành ra, bọn cô gặp nhau vui lắm, ôm chầm lấy nhau, hôn nhau. Mấy bà cán bộ khó tính thì coi các cô là "bọn "tạch tạch xè" mới có những trò thế. Còn mẹ cháu là bà chị lớn tuổi thì rất thông cảm".
Cô không quên cả tình hàng xóm với nhà chú Đỗ Trình - cô Thoa, chú Đỗ Đức Kiên - cô Thùy, bác Vượng, bác Sum, chú Nam Hà, bác Chánh...
Một kỷ niệm quý!

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Truyền hình QPVN và Phóng sự "85 năm Phú Riềng Đỏ lịch sử"

Sáng qua được điện thoại Đoàn Hoài Trung, học viên k12 Học viện KTQS:
Trò chuyện.





QPVN tác nhiệp.

Máy quay tác nghiệp.
- Anh ơi, em đang trên đường lên Cty Cao su Đồng Phú. Thế bác Trần Tử Bình có phải là phụ huynh của anh?
- Đúng rồi, cụ là Bí thư chi bộ làm nên Phú Riềng Đỏ đấy.
- Hay quá! Thế anh có nhiều tư liệu về cụ?
- Có cả 1 tiểu đoàn!
Vậy là Trung hẹn ngay sáng hôm sau có cuộc phỏng vấn. Mình trả lời: "Tốt thôi, nhưng nên làm ở nhà bác cả Kháng Chiến thì hay hơn. Anh sẽ tổ chức".
... Đúng 9g sáng nay, 22/1/2015, Đoàn Hoài Trung (Trưởng đại diện Trung tâm PTTH QĐ phía Nam) cùng đoàn  có mặt.





Hùng Anh, Minh Anh, Việt Anh đầy năm

Ngày 21/1/2015 là ngày sinh nhật đầu tiên của 3 cháu. Bố mẹ Hùng Đào đã làm cái lễ cúng đầy năm. Hạnh phúc hơn khi cụ Thắm từ HN cũng có mặt. Chúc các cháu mau ăn, chóng lớn và sẽ là những người có ích cho xã hội.
Cùng bố mẹ.

Cùng cụ Thắm và bà Hồng.


Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Chú Nguyễn Đồng Thoại, học trò của cha

Hai chú cháu.
Hôm trước tới Viện NCKHLS Đảng của Nguyễn Mạnh Hà, Hà có nói "nên gặp Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, cụ có nhiều tư liệu sống về CMT8". Với số điện thoại Hà cho, tôi nối máy ngay: "Chào chú Thoại, cháu là Trần Kiến Quốc - con bố Trần Tử Bình. Chúng cháu muốn gặp chú xin tư liệu về CMT8". "Được, xuống chú đi, địa chỉ ngõ số 7, nhà số 9, phố Liễu Giai".
Sáng qua xong việc, chúng tôi đến nhà chú. Phi xe đi tiền trạm, đến nơi đã thấy chú đã ra đầu ngõ đón. Dừng xe, giơ tay chào đúng điều lệnh:
- Chào chú Thoại, cháu là Kiến Quốc.
- Thế còn ai nữa?
- Dạ, vài người nữa.
- Này mà tao không quay phim gì đâu nhé.
- Không, chúng cháu không làm việc của nhà nước mà làm việc của gia đình, về cha mẹ và đồng đội.
- Thế thì được.
Rồi tôi ra đón anh em vào nhà.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Nhà 99 nhìn từ bên cạnh

Nhìn sang phòng mẹ.
Có việc ở nhà 101 Trần Hưng Đạo, vậy là chọn được góc khó chụp mấy pô về nhà 99. 
Lần đầu được lên thăm phòng họp nơi Ủy ban Khởi nghĩa HN đặt trụ sở chính thức hôm 18/8/1945. Nội thất được giữ nguyên, cả những bức phù điêu mô tả hoạt động của triều đình phong kiến xưa. Phía sân vẫn còn cây khế trĩu quả cùng 2 cây hồng xiêm lúc nào cũng quả đầy cành.

Hai mái của nhà 99.

Cừa sổ ban-công nhìn sang nhà 99. Vậy là chụp được mái nhà của chúng tôi về đây sống từ 1963. Góc khác lấy được cảnh cửa sổ sau nhà, nhìn xuống sân.
Ngôi nhà này của cụ Hoàng Trọng Phu, nguyên Tổng đốc Hà Đông, thông qua con cháu (hoạt động ở Việt Minh thành Hoàng Diệu, đội Danh dự, Dân chủ Đảng) đã giới thiệu cho Việt Minh làm cơ sở bí mật rồi trở thành trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa HN.
Nhớ quá nơi ghi lại bao kỉ niệm từ thuở ấu thơ.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Mẹ con cháu Ty vào thăm SG

Cháu Ty đang làm việc ở Anh. Nghỉ phép cháu về VN rồi bay vào thăm SG, thăm các em con Hùng Đào. Có vài hình ảnh của chuyến đi này.
Đang chat với bố Lợi.

Ở sau vườn nhà chú Công.

Với chú Công cô Vượng.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Đám tang bác Tư Thuỷ

Chiều qua cùng Hiệp, Vinh và nhóm quay phim vào Vạn Phúc lấy tư liệu. Trời mưa, lạnh. Thắng con bác Tư tiếp đoàn ở Miếu cổ - nơi trước kia là nơi hội họp bí mật của các đ/c TW và Xứ ủy. Sau đó vào thăm nhà Thắng. Bao nhiêu năm Vạn Phúc thay đổi, giờ đã là thị tứ nhưng Thắng còn giữ được nhiều tư liệu quý, trong đó có ảnh đám tang bác Tư.
Bà Hưng nghe tin đã vào viếng.

Thắng đáp lễ.

Ông Binh Phương từ HN vào chia buồn.

Trước linh cữu người đồng đội.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Hoà nhạc học sinh quốc tế George School 2014-2015

Cháu Mý biểu diễn độc tấu piano (tiết mục thứ 2, phút thứ 4). Trang phục do mẹ may hè vừa rồi.
Còn tiết mục thứ tư độc tấu piano bài trong phim Cướp biển của bạn TQ học 9 năm ở Nhạc viện Thượng Hải.
Mời cùng thưởng thức!

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Với chú Nguyễn Quyết

Cùng cô chú Nguyễn Quyết.
Chú Quyết dân Kim Động, Hưng Yên. Đầu năm 1945,  chú là Bí thư Thành ủy HN rồi là 1 trong 5 ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa HN.

Ngay sau Tổng khởi nghĩa 19/8/19454, chú đã có mặt trong đội quân Nam tiến. Trên đường vào Nam, chú dừng lại ở Quảng Ngãi, xây dựng lực lượng. Sau đó xây dựng với cô. Vì thế gia đình cô chú rất thân tình với nhà bác Nguyễn Chánh, nhất là với bác Lân.
Cô có thời gian công tác phụ nữ ở Hưng Yên nên thân tình với mẹ. Cô chú có anh Định học k3 Trỗi với anh Lợi, khi đang phát triển tốt thì bị tai nạn, mất tại Hải Phòng, đầu những năm 1990.
Tặng chú cuốn sách của Cha.
Con gái cô chú lấy Tuấn Quảng, Trỗi k6, con cụ Trần Đăng Ninh. Hai gia đình thật thân thiết.
Ngày mẹ mất, chú dẫn đầu đoàn đồng hương Kim Động ở HN đến viếng. Thật cảm động.

Cách đây mấy năm, nhân dịp chú được Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng, tôi đã cùng nhà báo trẻ Trần Duy Hiển đến chúc mừng và ghi lại mấy hình ảnh.

Năm rồi chú yếu lắm, không muốn ai đến thăm. Thật tiếc, nhất là sắp đến kỉ niệm 70 năm Tổng khởi nghĩa HN.

Bác Chu Văn Tấn, bạn của cha mẹ tôi

Thượng tướng Chu Văn Tấn, một nhân cách lớn
Trần Kháng Chiến, con trưởng Thiếu tướng Trần Tử Bình



Cha tôi và cụ Chu Văn Tấn là hai người bạn thân thiết, hai người đồng chí gắn bó. Họ quen biết nhau sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và cùng  gắn bó với nhau trong  công tác trong quân đội từ tháng 9/1945, trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến khi cha tôi nhận nhiệm vụ sang công tác Ngoại giao vào tháng 4/1959.
Sau thắng lợi của Chiến dịch bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, Thu đông 1947, vào đầu năm 1948, Hồ Chủ tịch ký quyết định phong quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong Quân độị. Quân hàm Đại tướng được trao cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, quân hàm Trung tướng cho ông Nguyễn Bình. Quân hàm thiếu tướng cho 9 cán bộ, trong đó có Chỉ huy trưởng Quân khu Việt Bắc Chu Văn Tấn, Phó bí thư quân ủy trung ương.
Cha tôi ông Trần Tử Bình, Phó Tổng thanh tra Quân đội, dịp đó cũng đươc phong thiếu tướng.

Ông Chu Văn Tấn (người đứng hàng sau cùng, thứ 3 từ phải) cùng Cụ Hồ, bác Tôn và các ông
Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… tại Chiến khu Việt Bắc, năm 1949.


Về người bạn của cha - chú Phan Trọng Tuệ

Mời đọc!

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2015 !!!

Chúc bậc bô lão đại gia đình 99 năm mới dồi dào sức khỏe, tràn trề hạnh phúc!
Chúc con cháu luôn vui khỏe, chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi và là những công dân có ích cho đời!