Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Vài hình ảnh phố TRẦN TỬ BÌNH ở Đà Nẵng

Cháu Nguyễn Trung Kiên (Việt Vương 2) từ Đà Nẵng đã gửi những hình ảnh này về.
Xa xa là 1 xí nghiệp.

Những ngôi nhà mới trên phố mới.

Đường vừa trải nhựa.

Giao cắt với đường Kha Vạng Cân.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Đường TRẦN TỬ BÌNH ở TP Đà Nẵng

Sáng nay, Trần Đình Vạn - học trò của Trần Việt Trung - từ Đà Nẵng báo vào: TP Đà Nẵng đã đặt tên TRẦN TỬ BÌNH cho 1 con đường dài 2km, rộng 10,5m, ở khu đô thị mới phía nam cầu Đỏ bắc qua sông Cẩm Lệ.
Vội lên Google tra cứu thì tìm được tên phố này, nằm gần đường Kha Vạng Cân, Phan Văn Đáng, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Hùng...

Trần Đình Vạn rất tâm huyết và quan hệ rộng với TP nên đã có những góp sức tích cực cho việc đặt tên đường. Xin cảm ơn Vạn!
Gia đình ta sẽ có cuộc viếng thăm sớm nhất TP Đà Nẵng nhân dịp tên Cha được đặt cho 1 con phố tại TP biển đầy năng động này.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Ghi chép: Chuyện anh Vinh Tàu kể về cụ Bình

Hôm qua, 14/4/2015, trên sân f370 không quân có trận giao hữu, đón các lão tướng Thể Công: Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Nhật, Vương Tiến Dũng, Dư, Tâm, Sơn... từ HN vào dự Festival 2 của Hội Cựu cầu thủ VN. Đến dự khán còn có các lão tướng Thể Công, Trường Huấn luyện lứa 1960: Vinh Tàu (Nguyễn Văn Vinh), Trần Duy Long, Nguyễn Duy Lễ, Tuân...
Anh Vinh Tàu (áo trắng) dự khán Festival 2 trên sân Thống Nhất.
Đá xong hiệp 1, ngồi trên khán đài xem thi đấu, Kiến Quốc tranh thủ tâm sự với anh Vinh Tàu (gọi thế vì anh là gốc Hoa):
- Khi còn đá ở Thể Công, hay qua lại TQ, anh Vinh còn giữ nhiều tư liệu ảnh hồi đó?
- Có chứ. - Anh trả lời.

Tổng Giáo phận Hà Nội: Nhà thờ Giáo xứ Bói Kênh

Nhà thờ Bói Kênh thuộc xả An Lão, cách Tiêu Động chừng 5km, có dãy núi An Lão. Lịch sử Nhà thờ Bói Kênh liên quan tới nhà thờ Tiêu Thượng của ta. Mời tìm hiểu!

Nhà thờ Giáo xứ Bói Kênh
Giáo hạt Hà Nam

Địa chỉ : An Lão, Bình Lục, Hà Nam ( Bản đồ )
Chánh xứ : Linh mục Giuse Bùi Văn Giáp (14/6/2014)
Phó xứ     : Linh mục

Tel
 
E-mail
 
Năm thành lập
1882
Bổn Mạng
Đức Mẹ Mân Côi
Số giáo dân
3870

Giờ lễ
Chúa nhật     : 
Ngày thường : 
Các nhà thờ lân cận :  
-  Tin tức sinh hoạt

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Tư liệu quý (Kháng Chiến)

Trước đây đã có một lần được xem tờ chứng nhận này. Hôm nay tìm được, dù chỉ là bản chụp photocopy nhưng là một tư liệu rất quý.

Bác Lê Liêm, nguyên  Xứ Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, nhận nhiệm vụ  thay cha (bị mật thám Pháp bắt cuối 1943),  phụ trách Liên C (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình), chứng nhận cho mẹ năm 1943 được phân công Bí thư Ban cán sự tỉnh Hà Nam, sang năm 1944 được điều về Ban cán sự tỉnh Ninh Bình. Sau đó được giao là Bí thư Ban cán sự Ninh Bình thay chú Vũ Thơ.
Tư liệu này một lần nữa cho chúng ta thấy:  mẹ đã được  Xứ ủy giao nhiệm vụ làm Bí thư Ban cán sự hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. 
Chữ ký của Bác Lê Liêm chứng minh một điều rất quan trọng, giữa mẹ và cha có quan hệ đồng chí, bạn bè rất gắn bó với bác Lê Liêm từ thời bí mật.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Về Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Hiếu của Tiêu Thượng ta

HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO KÍNH TRONG THÁNG 4
Thánh Phê-rô Hiếu chịu hành hình
nhưng kiên quyết bảo vệ Chúa.
Ngày 28 tháng 4:
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu,
Thầy Giảng  (1783-1840)
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu sinh năm 1783 tại làng Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Ninh Bình. Ngài vào tu trong Nhà Đức Chúa Trời ngay lúc còn nhỏ tuổi. Tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, luôn tỏ ra ngoan ngoãn, vâng lời và chăm chỉ chu toàn công việc trong nhà Chúa. Khi làm Thầy Giảng thầy đã giúp nhiều linh mục Thừa Sai và sau thì về giúp cha Phạm Khắc Khoan ở Phúc Nhạc, thầy thường theo cha Khoan đi làm việc tông đồ mà không sợ bắt bớ. Khi ở nhà, thầy giữ luật rất nghiêm túc, sốt sắng đọc kinh lần hạt Mân Côi dâng kính Đức Mẹ.. Giáo dân rất quí mến và cảm phục về lòng đạo đức thánh thiện của thầy.






Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Chuyên đề: Chuyện kể về những vị tướng từng bị giam trong nhà tù thực dân

Sáng thứ bảy, 11/4/2015, tại Bảo tàng HCM, Bến cảng Nhà Rồng, sẽ khai trương chuyên đề này. Chúng tôi được vinh dự thăm phòng chuyên đề trước ngày mở cửa.
Đây là bộ sưu tập của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò chuyển vào. Tuy nhiên do nhiều lí do mà chưa thật đầy đủ cả về tư liệu lẫn danh sách các tướng lĩnh là cựu tù chính trị bị giam cầm tại các nhà tù thực dân trong cả nước.
Một góc triển lãm.

Có những tư liệu chưa rõ.

Góc cụ Trần Tử Bình.


Cùng chia sẻ.

Trung tâm phòng trưng bày.

Tư liệu về Thiếu tướng Trần Tử Bình.
Ban giám đốc Bảo tàng HCM, Bến Nhà Rồng qua chúng tôi đã xin được 1 số địa chỉ, mong rằng sẽ có cơ hội sưu tập được nhiều tư liệu hơn ở các gia đình các tướng lĩnh trong LLVTND.
Đây là cơ hội để chúng ta tri ân thế hệ đi trước và lưu lại cho đời sau. Mong gia đình "các tướng lĩnh thế hệ Vàng" nhiệt tình ủng hộ.
Chuyên đề mở cửa từ nay đến hết 30/4/2015. Mời các bạn đến xem!