Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Truyền hình Hà Nam về Tiêu Động làm phóng sự
Nhân 70 năm Toàn quốc kháng chiến, 72 năm QĐNDVN, Truyền hình Hà Nam đã về Tiêu Động làm phóng sự về Thiếu tướng Trần Tử Bình.
Trần Việt Trung đã thay mặt đại gia đình 99 về quê, nói chuyện với bà con giáo dân và thăm đức Cha mới nhận việc cai quản nhà thờ Tiêu Thượng.
Với ngày Toàn quốc kháng chiến, cụ Bình đã cùng cụ Thúy và hơn 30 thày giáo trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tích cực đào tạo gần 300 học viên từ 26/5/1946 đến trước ngày 19/12/1946 làm lễ tốt nghiệp, số sĩ quan trẻ này về ngay các đơn vị, địa phương chuẩn bị kháng chiến.
Với QĐNDVN, cụ Bình là 1 trong 11 tướng lĩnh đầu tiên được Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh phong quân hàm đầu 1948.
Phóng sự này cũng là món quà mừng kỉ niệm 110 ngày sinh của ông cùng 50 năm ngày mất vào năm 2017.
Trần Việt Trung đã thay mặt đại gia đình 99 về quê, nói chuyện với bà con giáo dân và thăm đức Cha mới nhận việc cai quản nhà thờ Tiêu Thượng.
Với ngày Toàn quốc kháng chiến, cụ Bình đã cùng cụ Thúy và hơn 30 thày giáo trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tích cực đào tạo gần 300 học viên từ 26/5/1946 đến trước ngày 19/12/1946 làm lễ tốt nghiệp, số sĩ quan trẻ này về ngay các đơn vị, địa phương chuẩn bị kháng chiến.
Với QĐNDVN, cụ Bình là 1 trong 11 tướng lĩnh đầu tiên được Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh phong quân hàm đầu 1948.
Phóng sự này cũng là món quà mừng kỉ niệm 110 ngày sinh của ông cùng 50 năm ngày mất vào năm 2017.
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016
Những nhân chứng lịch sử trong Đoàn cố vấn TQ ở VN những năm 50
Ông Duy tôi không biết nhưng ông Văn Trang thân thiết với cha mẹ tôi. Dịp 7/5/2004, chính ông là người đứng ra trong Hội thảo quốc tế tại Bắc Kinh về Điện Biên Phủ xác nhận: Đánh chắc, tiến chắc là của VN!
Đinh Việt Dũng added 7 new photos — with Bích Lân Hà and 7 others.
Trước dịp Kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954-5/2004), những thông tin về sự hợp tác và viện trợ của Cộng Hòa ND Trung Hoa cho Việt Nam ít được truyền thông nước ta nhắc tới. Tuy nhiên, với một XH thông tin ngày càng mở rộng, cùng với nhiều TL Lịch sử dần được giải mật, những người quan tâm đến Lịch sử ngày càng được tiếp xúc với những thông tin xác thực hơn. Dũng Đinh xin giới thiệu với bạn đọc Fb bài viết của ông Trương Đức Duy-Nguyên Đại sứ TQ tại VN cùng hai ông đã từng làm việc trong Đoàn Cố vấn TQ tại VN trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bài viết được đăng công khai trên trang báo Điện tử QĐNDVN.
Tiễn 2 cháu Long, Steph đi Anh
Hai đứa về VN được 1 tuần lễ, cùng bố đi Phú Quốc, sáng mai lại bay sang Anh.
Trưa nay, có cuộc hội ngộ với bác Quốc tại sân vườn nhà. Con cái được học hành, khôn lớn, tự lập và chọn nơi sinh sống. Thế là cha mẹ yên tâm.
Trưa nay, có cuộc hội ngộ với bác Quốc tại sân vườn nhà. Con cái được học hành, khôn lớn, tự lập và chọn nơi sinh sống. Thế là cha mẹ yên tâm.
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI QUÊ LÚA (Báo Thái Bình Cuối tuần - nhân 2/9/2016)
Tuần trước, phóng viên trẻ Tất Đạt (Báo Thái Bình) có về thôn Hòa, Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình - quê ngoại tôi, xin tư liệu để viết về bà Hưng mẹ tôi. Cháu gặp bác Lợi, ông trưởng bên ngoại và được nối máy với tôi. Tôi đã giúp cháu tìm tư liệu và cùng sửa lại bài viết.
Nhớ cha mẹ những ngày này. Xin đăng tải nhân Quốc khánh năm nay.
Báo Thái Bình Cuối tuần - nhân 2/9/2016
CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI QUÊ LÚA
CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI QUÊ LÚA
Bà tên là Nguyễn Thị Hưng, vợ của Thiếu tướng Trần Tử Bình, một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người lãnh đạo phong trào “Phú Riềng đỏ” năm 1930 và là một trong những người lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (19/8/1945)…
Người phụ nữ kiên trung
Chúng tôi về thôn Hòa, xã Hòa Tiến (Hưng Hà), nơi quê hương bà Hưng (tên thật là Nguyễn Thị Ức) giữa những ngày Tháng Tám lịch sử. Dù thoát ly quê hương từ lâu nhưng khi nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Hưng thì lớp cao niên trong làng ai cũng nhớ. Người con gái đẹp quê lúa, có mái tóc dài, nước da trắng, hàm răng đen nhánh, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đã góp phần làm nên tên tuổi của một vị tướng tài giỏi – Trần Tử Bình.
Chúng tôi về thôn Hòa, xã Hòa Tiến (Hưng Hà), nơi quê hương bà Hưng (tên thật là Nguyễn Thị Ức) giữa những ngày Tháng Tám lịch sử. Dù thoát ly quê hương từ lâu nhưng khi nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Hưng thì lớp cao niên trong làng ai cũng nhớ. Người con gái đẹp quê lúa, có mái tóc dài, nước da trắng, hàm răng đen nhánh, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đã góp phần làm nên tên tuổi của một vị tướng tài giỏi – Trần Tử Bình.
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016
Mý, cháu nội đầu tiên, được đến thăm nơi ông nội từng sống và làm việc 8 năm ở Bắc Kinh
Tháng 7/2016, Mý cùng ba mẹ sang thăm Bắc Kinh và được chú Đại sứ Đặng Minh Khôi cùng các cô chú ở sứ quán đón tiếp nồng hậu, xếp chỗ ăn nghỉ ở nhà khách VIP3, bố trí xe đi lại.
Ngay chiều mới tới, chú Khôi đã dành cho gia đình bữa cơm thân mật, đúng tại phòng khách Đại sứ.
Thay mặt đại gia đình 99, ba mẹ tặng sứ quán bộ ảnh quý của ông thời gian công tác tại Bắc Kinh. Tuy lâu lắm nhà ta mới có dịp quay lại (lần trước bác Chiến, chú Công, chú Trung cùng ba tới thăm vào cuối năm 2007) nhưng 5 ngày ở Bắc Kinh như được sống trong tình thân gia đình.
Ba hứa sẽ giúp sứ quán sưu tập thêm nhiều tư liệu để xây dựng Phòng truyền thống.
Ngay chiều mới tới, chú Khôi đã dành cho gia đình bữa cơm thân mật, đúng tại phòng khách Đại sứ.
Thay mặt đại gia đình 99, ba mẹ tặng sứ quán bộ ảnh quý của ông thời gian công tác tại Bắc Kinh. Tuy lâu lắm nhà ta mới có dịp quay lại (lần trước bác Chiến, chú Công, chú Trung cùng ba tới thăm vào cuối năm 2007) nhưng 5 ngày ở Bắc Kinh như được sống trong tình thân gia đình.
Ba hứa sẽ giúp sứ quán sưu tập thêm nhiều tư liệu để xây dựng Phòng truyền thống.
Trước bữa cơm khách. |
Tại phòng khánh tiết của ông ngày xưa. |
Hai mẹ con trước nhà ông ở. |
Trước vườn sứ quán. |
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016
Bài viết của TS. PGS Trần Việt Dũng về phán quyết của Tòa án La Hay về Biển Đông
Trần Việt Dũng là cháu đích tôn của ông Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng. Hiện Dũng là Chủ nhiệm Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TPHCM. Trước sự kiện này, Trần Việt Dũng có bài viết.
Mời cùng đọc!
Mời cùng đọc!
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016
Phóng sự truyền hình "Nhớ ngày khai giảng năm ấy" (QPVN)
Nhân kỉ niệm 70 năm (26/5/1946 - 26/5/2016) Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng và đón Bác lên thăm, trao cờ Trung với nước, Hiếu với dân; QPVN cùng các cụ khóa 1 và con cháu Võ bị làm phóng sự này.
Mời xem tại đây!
Mời xem tại đây!
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016
Thông báo
Kênh QPVN sẽ phát sóng "Nhớ ngày khai giảng năm ấy" - phóng sự kỉ niệm 70 năm Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn đón Bác về dự Lễ khai giảng và trao lá cờ Trung với nước, Hiếu với dân:
- Buổi đầu: 17g15', ngày 11/7/2016.
- Buổi 2: 6g30 sáng 12/7/2016.
Ngoài ra, phóng sự này còn lưu trên web: qpvn.vn sau khi phát sóng.
Kính mời các cụ, gia đình cùng các bạn đón xem và báo cho người thân cùng xem!
- Buổi đầu: 17g15', ngày 11/7/2016.
- Buổi 2: 6g30 sáng 12/7/2016.
Ngoài ra, phóng sự này còn lưu trên web: qpvn.vn sau khi phát sóng.
Kính mời các cụ, gia đình cùng các bạn đón xem và báo cho người thân cùng xem!
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Hai anh em Phúc, Quốc ở Mat-xcơ-va
Đưa Phúc về Mat giải quyết 1 số việc kết hợp du lịch ba-lô. Phúc khỏe hẳn ra vì được làm Tour-guide cho bác Quốc. Với Quốc đây là 1 chuyến đi cực kì bổ ích sau 24 năm quay lại nước Nga.
Hai cháu Minh, Đức cũng từ Anh về thăm mẹ và bác.
Hai cháu Minh, Đức cũng từ Anh về thăm mẹ và bác.
Trước Lăng Lenine. |
Ja xoldat! |
Trước nhà thờ Vacilia. |
Trước Bảo tàng Lịch sử. |
Ba bác cháu. |
Ba mẹ con. |
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Hai bố con Công, Quang ra thăm ông bà
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
Kỉ niệm 70 năm Võ bị 1 nhận cờ Trung với Nước, Hiếu với Dân của Bác
Sự kiện này gắn liền với tên tuổi của Cha và đồng đội thân thiết. Gia đình ta sẽ có 4 anh em Kháng Chiến, Thắng Lợi, Kiến Quốc, Việt Trung có mặt cùng con em Võ bị tham gia tổ chức "Tìm về nguồn" đúng ngày Khai giảng Khóa 1 Võ bị 26/5 tại Tông, Sơn Tây và dự Họp mặt truyền thống 28/5 tại Bảo tàng PKKQ HN cùng các cụ Võ bị.
Giấy mời đây!
Giấy mời đây!
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
tác phẩm nghệ thuật cuối tuần
bức tranh này có tên là "Lợn con bị sói va hổ ăn thịt". Bức tranh mô tả mẹ lợn cứ đẻ con ra là bị số và hổ ăn thịt
bức tranh "2 anh em sói ăn thịt em các em bé". sói nuốt chửng các em bé vào bụng rất ghê!
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Kỉ niệm với chú Vũ Lăng
Chú Vũ Lăng là học sinh HN. Cuối 1943, đầu 1944, chú phải giạt về Phủ Lý làm y tá ở Nhà thương tỉnh. Chú được các cụ Mai Lập Đôn, Mai Thị Vũ Trang - các nhà cách mạng lão thành lại là bậc tiền bối trong dòng họ giác ngộ.
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016
Mẹ Bà ngoại
“Bà ơi, con muốn nằm ở giữa, một bên là mẹ con, mẹ Minh, và một bên là mẹ Bà ngoại..." (Lời Phương nói lúc 5 tuổi)
Truyện Đô-rê-mon vui là thế, nhưng có một lần đọc xong mà mắt tôi nhòa lệ. Chuyện ấy kể rằng một hôm, Nô-bi-ta nhớ bà ngoại đã mất của mình quá, nên đã leo lên cỗ máy thời gian đi ngược quá khứ về thăm bà, để được nhìn và nói chuyện với bà. Dẫu hậu đậu và tối dạ, Nô-bi-ta vẫn thừa hiểu rằng bà mình sẽ không biết đấy là mình đâu, vì bên cạnh bà đang có một thằng Nô-bi-ta 2 tuổi con tí, nhưng vì nhớ bà nên cậu cứ đánh liều. Tôi không biết mình bắt đầu khóc lúc nào, nhưng có lẽ chính là ở đoạn Nô-bi-ta 10 tuổi hỏi bà rằng Bà ơi, bà có tin cháu là Nô-bi-ta không? và bà trả lời là Bà tin chứ, bà tin cháu là cháu của bà. Chắc chắn lúc đó, tôi đã nhìn thấy ở bà ngoại Nô-bi-ta bà ngoại của mình và tình yêu thương mà bà luôn dành cho tôi, một tình yêu thương vô điều kiện, vượt ra ngoài phải trái đúng sai.
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Bà Hoàng Quỳnh Anh - cư dân 100 Trần Hưng Đạo, thông gia với cha mẹ tôi - vừa từ trần
Bà là thế hệ trước để lại trong anh em chúng tôi nhiều tình cảm và ấn tượng. Sinh ra trong 1 gia đình giàu sang của HN, bà cưới ông Trần Kim Sơn - 1 bác sĩ Quân y rồi gắn bó cả đời với người lính ấy. Bà có nhiều năm công tác tại Bảo tàng Cách mạng.
Sống giản dị, gần gũi bà con khối phố, thương yêu con, cháu. Khi chúng tôi còn ở 99, ngày nào bà cũng qua đường sang thăm các cháu Minh Phương, Lan Phương, Thu Phương và bà cũng rất quý các con, cháu của bà Hưng.
Sau này, khi Trung Minh chuyển xuống dưới Yên Sở, thỉnh thoảng bà vẫn xuống sống với con gái. Lần nào ra HN, gặp bà, bà đều hỏi thăm thay con: "Thế sức khỏe bác Vân Anh và cháu Mý nhà ta thế nào?".
Bà là điển hình của phụ nữ HN được giáo dục đầy đủ 'nữ công, gia chánh'. Chả thế mà Minh, Vân cũng học được nhiều từ bà.
Mấy năm trước, bà bị tai biến, không còn đi lại được. Con cháu chăm sóc, thuốc thang, xoa bóp cho bà. Cuối năm rồi, lại phát hiện bà có u ác. Người già, chả khác gì ngọn đèn sắp hết dầu. Đến sáng nay, 7g45, bà ngưng hơi thở cuối cùng.
Bà yên tâm ra đi khi con, cháu đã trưởng thành. Dưới suối vàng, bà nhớ tiếp tục phù hộ, bà nhé!
Sống giản dị, gần gũi bà con khối phố, thương yêu con, cháu. Khi chúng tôi còn ở 99, ngày nào bà cũng qua đường sang thăm các cháu Minh Phương, Lan Phương, Thu Phương và bà cũng rất quý các con, cháu của bà Hưng.
Sau này, khi Trung Minh chuyển xuống dưới Yên Sở, thỉnh thoảng bà vẫn xuống sống với con gái. Lần nào ra HN, gặp bà, bà đều hỏi thăm thay con: "Thế sức khỏe bác Vân Anh và cháu Mý nhà ta thế nào?".
Bà là điển hình của phụ nữ HN được giáo dục đầy đủ 'nữ công, gia chánh'. Chả thế mà Minh, Vân cũng học được nhiều từ bà.
Mấy năm trước, bà bị tai biến, không còn đi lại được. Con cháu chăm sóc, thuốc thang, xoa bóp cho bà. Cuối năm rồi, lại phát hiện bà có u ác. Người già, chả khác gì ngọn đèn sắp hết dầu. Đến sáng nay, 7g45, bà ngưng hơi thở cuối cùng.
Bà yên tâm ra đi khi con, cháu đã trưởng thành. Dưới suối vàng, bà nhớ tiếp tục phù hộ, bà nhé!
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016
Từ 1 ý tưởng
Sinh thời, khi qua Nhà tù Hỏa Lò, cha tôi hay kể về cuộc vượt ngục lịch sử giữa tháng 3/1945: "Trước khi chui xuống cửa cống ngầm ở Trại J, cha nói với anh em tù chính trị tốp đi tiên phong: "Sống thì nhớ; chết thì giỗ ngày này!". Sau đó, hơn 100 tù chính trị đã theo đường này, thoát ra ngoài, về với phong trào.
Vì thế mà Khu di tích Hỏa Lò từ lâu đã là địa chỉ thân thiết của gia đình. Có gì Ban quản lí Khu di tích Hỏa Lò, nhất là các bạn trẻ, đều xin tư vấn, chia sẻ.
Nhân 30/4/2015, bộ sưu tập "Chuyện kể các vị tướng bị giam cầm trong các nhà tù thực dân" được trưng bày lần đầu tiên tại Bến Nhà Rồng. Để ra mắt bộ sưu tập, các chuyên viên mất rất nhiều công sức, nhất là khi sự kiện tù đày của các cụ xảy ra đã ngót 1 thế kỉ mà những người đi sưu tập lại quá trẻ.
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016
Bộ sưu tập "Chuyện kể các tướng lĩnh bị giam cầm trong nhà tù đế quốc thực dân" trưng bày ở Đà Nẵng
Nhân kỉ niệm 41 năm Giải phóng Đà Nẵng, Ban quản lí Khu di tích Hỏa Lò cùng QK5 tổ chức trưng bày bộ sưu tập này tại Bảo tàng QK5 từ ngày 22/3/2016 đến đầu tháng 4/2016.
Lần này, có bổ sung các tướng lĩnh là dân miền Trung:
1. Nguyễn Chánh,
2. Trần Quý Hai,
3. Phạm Kiệt,
4. Nguyễn Đôn (còn sống)
Lần này, có bổ sung các tướng lĩnh là dân miền Trung:
1. Nguyễn Chánh,
2. Trần Quý Hai,
3. Phạm Kiệt,
4. Nguyễn Đôn (còn sống)
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Quyết định về chế độ Chính ủy trong QĐ
Ngày 31/8/1948, TBT Trường Chinh đã kí quyết định này. Trong đó có tên cụ Trần Tử Bình và nhiều bạn bè thân thiết. (Sau này, nhiều người rất 'số phận').
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016
Don tet Binh Than
Tết Bính Thân đến thật nhanh.
cả hai bạn Rio và Bim đều lớn hơn trong năm qua. Đặc biệt là Rio... đã trở thành ông cụ non lúc nào mà cả nhà không hay. Bim vẫn hồn nhiên dễ thương nhưng cũng bắt đầu biết suy nghĩ vễ cuộc sống. Năm mới ba chúc hai con mau lớn, học giỏi và phải yêu thương nhau nhiều hơn. Anh Hai Bim phải biết làm anh không trêu em và ganh tị với em Rio. Em Rio phải nghe lời anh Hai và không nghịch đồ của anh khi anh chưa cho.
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016
Ngày mai, mùng 3 tết, giỗ lần thứ 49 của Cha
Trong năm 2015, anh chị em nhà 99 đã làm được nhiều việc lớn tri ân Cha mẹ và đồng đội:
- Cùng QPVN ra mắt bộ phim phóng sự "85 năm Phú Riềng Đỏ lịch sử" (3/2/1930 - 3/2/2015).
- Cùng QPVN ra mắt bộ phim "70 năm Cuộc vượt ngục lịch sử Hỏa Lò" (3/1945 - 3/2015).
- Và cùng Báo Biên phòng và ekip làm phim của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, Hoàng Quang Vinh ra mắt bộ phim tài liệu "Những người làm CMT8 ở Hà Nội" (thời lượng 3 tiếng, 6 tập), phát sóng trên VTV đúng vào dịp kỉ niệm 70 năm CMT8 (19/8/1945 - 19/8/2015).
Mời cùng xem Tạp chí Điện ảnh phỏng vấn đạo diễn Trần Tuấn Hiệp về bộ phim này!
- Cùng QPVN ra mắt bộ phim phóng sự "85 năm Phú Riềng Đỏ lịch sử" (3/2/1930 - 3/2/2015).
- Cùng QPVN ra mắt bộ phim "70 năm Cuộc vượt ngục lịch sử Hỏa Lò" (3/1945 - 3/2015).
- Và cùng Báo Biên phòng và ekip làm phim của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, Hoàng Quang Vinh ra mắt bộ phim tài liệu "Những người làm CMT8 ở Hà Nội" (thời lượng 3 tiếng, 6 tập), phát sóng trên VTV đúng vào dịp kỉ niệm 70 năm CMT8 (19/8/1945 - 19/8/2015).
Mời cùng xem Tạp chí Điện ảnh phỏng vấn đạo diễn Trần Tuấn Hiệp về bộ phim này!
Đại gia đình 99 phía Nam đón xuân mới
Tại nhà Công Vượng, sáng mùng 1 tết, đại gia đình tập trung về đây ăn tết Bính Thân. Đặc biệt năm nay đón cô Phúc từ Nga về cùng Dính từ HN vào ăn tết.
Thế hệ thứ 2 cùng các con và các cháu có mặt khá đông đủ, nhắc lại kỉ niệm với ông bà và nhiều chuyện xưa. Mọi người không quên tới 2 gia đình ở HN và các cháu đang sinh sống, học tập xa quê hương.
Chúc cho năm mới Bính Thân mọi thành viên trong đại gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng!
Thế hệ thứ 2 cùng các con và các cháu có mặt khá đông đủ, nhắc lại kỉ niệm với ông bà và nhiều chuyện xưa. Mọi người không quên tới 2 gia đình ở HN và các cháu đang sinh sống, học tập xa quê hương.
Chúc cho năm mới Bính Thân mọi thành viên trong đại gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng!
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
Chuyện tình Tướng quân Trần Tử Bình (Tường Vy ghi theo lời kể Trần Việt Trung)
Nhà báo tìm đến với ý định viết về Phu nhân của ông Trần Tử Bình (lẽ thường vẫn vậy, phụ nữ theo chồng), nhưng tôi trả lời bà Nguyễn Thị Hưng không chỉ là phu nhân, hơn thế nữa là nhà Cách mạng đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp vĩ đại của thời đại chúng ta. Nhà báo nói nếu vậy thì mối tình thế này ít gặp trong đời lắm. Tôi chỉ cười! (Trần Việt Trung).
Số báo mới. |
Phần 1. |
Phần 3. |
Phần 2. |
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Tướng Trần Tử Bình - Người công giáo yêu nước
Bài viết của Trần Kiến Quốc (bút danh Trần Anh Thy) được đăng vào Thứ Hai, 14/12/2015 16:35:00 GMT+7 - Đại Đoàn Kết
Khởi đầu xuân an lành (Thanh Trần)
Dù có muốn níu kéo lại năm Ất Mùi với những nỗi niềm buồn vui thành bại đầy lưu luyến, nhất là ở những thời khắc cuối cùng, thì năm Bính Thân cũng đã khẽ gõ cửa mỗi nhà.
Trong những giờ phút ấm áp tình thân yêu gia đình sau bữa cơm chiều tất niên, ai cũng chuẩn bị đón năm mới theo nếp cũ để lại từ xa xưa, với niềm tin vào những điều tốt lành.
Năm mới bắt đầu từ ngày Mùng 1, một ngày khởi đầu từ giờ Tý, vậy là chúng ta bước sang năm Bính Thân từ giờ Tý của ngày Mùng 1. Đối chiếu với quy ước trước đây, giờ Tý của ngày bắt đầu từ 23 giờ (tức 11 giờ đêm) ngày hôm trước. Còn lúc chuông đồng hồ điểm 0 giờ thì đó là chính Tý mà ta hay gọi là Giao thừa, tức là đã vào năm mới được 1 giờ đồng hồ.
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
Mừng 40 năm ngày cưới bác Chiến - Hà
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016
Ảnh ông Bình đã được bổ sung trong loạt ảnh tư liệu các cựu tù Côn Đảo
Sáng 11/1/16, bác Chiến cùng Trung Minh bay ra Côn Đảo thăm nơi ông Bình bị giam cầm 6 năm (1931-36) và lấy tư liệu cho cuốn sách đang viết dở.
Sáng nay, khi đến thăm Bảo tàng Côn Đảo đã thấy có anh ông Bình bổ sung trong loạt ảnh các cựu tù Côn Đảo (1930-45).
Sáng nay, khi đến thăm Bảo tàng Côn Đảo đã thấy có anh ông Bình bổ sung trong loạt ảnh các cựu tù Côn Đảo (1930-45).
Ảnh các cựu tù (1930-45) |
Ảnh Thiếu tướng Trần Tử Bình. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)