Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Đặng Xuân Kỳ bị Chú Bình mách bố (Vũ Diệu)

Trước hết mình kể lại vị trí của Cantin Phụng Minh Thôn ( do Việt Kiều Khai Viễn tổ chức ): 
Phụng Minh Thôn là tên một nhà ga , đồng thời cũng là tên một nơi đặt Bộ Tư lệnh của 1 trung đoàn quân Tưởng trước năm 1949 , trên 1 sườn núi dốc thoải , gần ga Phụng Minh Thôn , trấn giữ đường xe lửa từ Phụng Minh Thôn đi Côn Minh , thủ phủ tỉnh Vân Nam .
  
Sườn núi này rộng và thoai thoải , từ dưới lên trên có thể chia ra 4 tầng . Tầng dưới cùng nằm sát  con đường nhựa đi Đào Viên là chỗ đóng quân của C cảnh vệ của trường , do ông Châu ( Châu Tưởng ) là C trưởng  . Gần đó là Cantin  và  dãy nhà của Đội Văn công của trường ( có nhà của 2 ông Đỗ Nhuận , Nguyễn Xuân Khoát ) . Tầng thứ 2 có dãy nhà vệ sinh ( hồi đó chưa có hố xí tự hoại , phân chứa trong từng cái bể xi măng nước hôi thối , đen ngòm). Tầng thứ 3 là nhà bếp , chỗ ở và làm việc của Thủ trưởng Phòng chính trị và Ban văn thư . Qua một con lạch nước lên tầng thứ 4  là doanh trại của Hoa Kiều Liên ( tức đại đội GPQ TQ gốc Việt , có nhiệm vụ làm mẫu và diễn tập cho các khoa mục quân sự ) trong đó có Cô Xẻo Tính xinh đẹp , đã làm ngây ngất nhiều cán bộ học viên nhà trường . Kế đến là chỗ làm việc và ngủ của Ban cán bộ , Ban Tuyên huấn Phòng chính trị và toàn bộ D3 . Kế bên trái là Phòng Huấn Luyện , Tổng Vụ Cổ và dãy nhà các Cố vấn . Toàn bộ cơ quan đầu não của Trường ở đây.
Can tin thu hút học viên các d vì nằm ở vị trí trung tâm nhà trường , đồng thời có 3 thứ đặc biệt mà Cantin của các tiểu đoàn không có : Trước hết là nhiều món ăn của Việt Nam trong đó có Phở . Kế đến là có nhiều hàng tạp phẩm bên nước hồi đó cực hiếm , có thể mua đem về Việt Nam làm quà , như kem đánh răng , xà phòng thơm , kim chỉ , quần áo sợi pha bông làm quần áo bên trong chống rét , búp bê nhựa , kèn ac-mô-ni-ca... Thứ ba , một điểm cực kỳ thu hút học viên đang xa nhà xa nước là mội đôi ngũ phục vụ viên nữ Việt Kiều từ Khai Viễn đến , trẻ , khá xinh , nói năng  lễ độ , để học viên nhà ta chọc ghẹo đôi chút giải trí tinh thần và luyện thêm con mắt. 
Can tin là nơi hội tụ học viên đủ các tiểu doàn và đủ các thứ chuyện. Các học viên từ xa như d1 , d5 ở Minh Hồ ,  d4 ở Dương Tôn Hải cũng đến . Các cụ lớn tuổi như cụ Tạ Đình Đề , Đặng Ngọc Lâm , Nguyễn Mộng Ngọc ( anh ruột ông Nguyễn Xuân Hòa) thì thuê xe " thổ mộ " của dân do con la kéo , không hết bao nhiêu tiền (tiền nhân dân tệ của TQ). 
Trong số học viên d1 K6  đến Can tin có Đặng Xuân Kỳ (con ông Trường Chinh , sau là Viện trưởng Viên Mac-Lê ) . Kỳ thường đến thăm Chính ủy Trần Tử Bình rồi xuống Cantin nên các bạn cùng đi thường chọc Kỳ "Cậu lại lên xin tiền chú Bình chứ gì?". Có lần Kỳ nói " Thôi rồi. Ông (tức chú Bình) gửi thư kể cho bố tớ nghe chuyên học tập , lại kèm thêm chuyện cho mình ít tiền tiêu vặt . Bố tớ viết thư dặn lại:  Chú đừng cho cháu tiền nữa . Học viên được phát bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu , như các học viên khác thôi ". (Mình không được trực tiếp nghe Kỳ nói mà nghe các bạn của Kỳ kháo lại , nhưng việc Kỳ lên thăm cụ Bình là có thật).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.