Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Những ngày cùng công tác với thầy Trần Tử Bình

Chú Trần Văn Quang và chú Bồng trong lễ tưởng niệm ông Bình.
NHÖÕNG NGAØY CUØNG COÂNG TAÙC
VÔÙI THAÀY TRAÀN TÖÛ BÌNH


Nguyễn Văn Bồng (1)



Theo quyết định của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, tháng 6 năm 1945, Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập. Bác Hồ giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp phụ trách và chỉ định anh Hoàng Văn Thái làm giám đốc. Trong thời gian khoảng hai tháng trước Tổng khởi nghĩa, nhà trường đã mở được ba khóa, đào tạo được 234 cán bộ chỉ huy và chính trị viên, kịp thời phân phối đi các địa phương lãnh đạo Tổng khởi nghĩa.


Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà trường chuyển về Hà Nội và được đổi tên thành Trường Quân chính Việt Nam. Anh Trương Văn Lĩnh [2]được bổ nhiệm làm Giám đốc. Anh Trần Tử Bình nhận chỉ thị của Trung ương, bàn giao công việc còn lại của Thường vụ Xứ uỷ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ cho anh Trần Quốc Hoàn và Nguyễn Văn Trân để sang làm Chính trị uỷ viên Trường Quân chính Việt Nam vào đầu tháng 9 năm 1945.
59 năm qua đi nhưng những kỉ niệm về những ngày đầu được giữ lại làm cán bộ khung ở Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam dưới sự lãnh đạo sắc sảo của Chính uỷ Trần Tử Bình còn sống nguyên vẹn trong tôi.

* * *

 … Nước Việt Nam mới hồi sinh, đầy rẫy thù trong, giặc ngoài. Mặc dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ quân sự. Để tránh sự khiêu khích của quân Tưởng, tháng 10 năm 1945, Người đổi tên Trường Quân chính thành Huấn luyện cán bộ Việt Nam và chuyển về Việt Nam học xá. Nhưng trong lòng Hà Nội vẫn không yên, sau một tháng đào tạo, khóa 5 bế giảng, nhà trường lại phải di chuyển lên Sơn Tây. Tranh thủ thời gian khi chiến tranh chưa nổ ra, hai khóa 6 và 7 được khai giảng với chương trình nâng cao và kéo dài đào tạo trong thời gian 3 tháng.

Ngày ấy vừa mới tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và quê hương xong, lại được cùng sống, cùng công tác dưới sự dìu dắt của Chính uỷ Trần Tử Bình (mà mới hơn một tháng trước còn là Thường vụ Xứ uỷ, Kỳ bộ Việt Minh và là thượng cấp), chúng tôi - ai cũng thấy sung sướng nhưng cũng hết sức dè dặt. Thời kì bí mật, tôi từng được nghe tới tên tuổi và tài lãnh đạo 5.000 công nhân đồn điền Phú Riềng, đấu tranh làm chủ Tây phải khiếp sợ; đến năm 1942, khi là Xứ uỷ viên phụ trách tỉnh Vĩnh Yên, anh đã gây dựng lại phong trào sau những lần khủng bố khốc liệt. Cái tên “Núi” cùng những câu chuyện mang chút “màu sắc kiếm hiệp” còn lưu mãi ở quê tôi. Đặc biệt anh đã lãnh đạo cuộc vượt ngục Hoả Lò theo đường cống ngầm năm 1945 và tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

 Mới gặp anh lần đầu, nhìn cặp mắt hơi xênh xếch, cánh trẻ chúng tôi thấy ngài ngại. Nhưng khi đã tiếp xúc, qua những lần tâm sự, tôi mới biết anh xuất thân từ một gia đình công giáo nghèo, phải tha phương cầu thực, cha phải làm nghề nhặt phân (nghề mạt hạng nhất của xã hội) để kiếm sống. Anh từng vào làm chú bé hầu lễ cho nhà thờ, rồi được đi học Trường Dòng nhưng vì có tư tưởng “nổi loạn” nên bị đuổi học và gia đình bị nhà thờ “rút phép thông công”. Gần gũi anh, hiểu anh rồi quý mến anh, khi đã thực sự tin anh thì anh hỏi: “Mình đi làm cộng sản thế đấy. Nếu Bồng muốn vào Đảng thì mình sẽ giới thiệu.” Được kết nạp vào Đảng, (ngày ấy Đảng ta phải tuyên bố tự giải tán để rút vào hoạt động bí mật), tôi mới biết anh là bí thư chi bộ[3].

 Chi bộ đầu tiên ở trường có anh Vương Thừa Vũ là đảng viên kì cựu cùng anh Vũ Lập[4]và Nguyễn Văn Sĩ[5]. Đầu năm 1946, chi bộ kết nạp thêm anh Phạm Ngũ Kiên và Hoàng Xuân Tuỳ, đến đợt hai là tôi và anh Triệu Huy Hùng. Các đảng viên trong chi bộ có một tình cảm gắn bó sâu nặng hơn cả tình ruột thịt từ một bào thai sinh ra. Cũng vì vậy mà chỉ trong vòng ba tháng, chi bộ đã lãnh đạo cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên khóa 4, khóa 5 di dời ba lần từ Cửa Bắc (khu trường Đỗ Hữu Vị) về Việt Nam học xá (nay là Đại học Bách khoa), rồi từ Việt Nam học xá về Liễu Trai (nay là bến xe thị xã Sơn Tây). Ở Sơn Tây, nhà trường mở ba khoá: khoá 6 và 7 (Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam) và khóa 1 (Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn) với số học viên mỗi khóa là 300.

Sau nạn đói năm 1944-1945 là nạn lụt, rồi đến nạn Tàu Tưởng. Chúng vào giải giáp quân Nhật nhưng đi đến đâu cũng vơ vét thóc gạo của đồng bào ta. Vấn đề hậu cần cho nhà trường suốt năm 1946 vô cùng gay go. Nhưng với tài dân vận và uy tín của một Xứ uỷ viên mà các cấp bộ Việt Minh (ở những nơi trường đóng quân hay hành quân dã ngoại qua) anh đã vận động nhân dân cung cấp tại chỗ đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trường, thậm chí nhường cả nhà cửa, giường chiếu.

Trong hai khoá 6 và 7, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, hệ thống công tác chính trị từ Hiệu bộ đến các ban công tác chính trị đại đội đã hình thành và hoạt động có nền nếp. Trong hệ thống huấn luyên quân sự, các giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ chỉ huy (từ tiểu đoàn, đại đội xuống tới trung đội, tiểu đội) đã nâng cao trình độ chuyên môn và thống nhất phương pháp huấn luyện. Công tác hậu cần, công tác dân vận có nhiều kết quả, đảm bảo cho hai khóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sự trưởng thành của trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, trước hết là sự lãnh đạo của chi bộ đối với đội ngũ đảng viên và cán bộ chủ chốt, với cán bộ, giáo viên trung kiên mẫu mực, đã đủ sức để gánh vác nhiệm vụ nặng nề hơn. Từ đó, Trung ương và Bác đã quyết định mở Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn trên cơ sở trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam.

Cái khó nhất trong bước trưởng thành này là vấn đề tư tưởng. Mừng vui thật nhưng cũng ngài ngại vì phải từ biệt nếp sống, phong cách làm việc và tình đồng chí Việt Minh. Thầy trò, cán bộ, học viên đang thuần là Việt Minh, nay phải mở rộng thêm cho nhiều anh em trí thức thuộc nhiều thành phần khác nhau. Đặc biệt là ở cấp Bộ và Cục Quân huấn rất mới lạ. “Song trùng chỉ huy” sau này sẽ ra sao? Hơn nữa, dư luận xã hội cùng sự phá hoại của phần tử xấu, tàn dư của các đảng phái thân Pháp, thân Nhật, thân Tàu Tưởng gây không ít khó khăn cho nhà trường. Nhưng Chính uỷ Trần Tử Bình cùng chi bộ nhà trường đã là hạt nhân đoàn kết, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Giám đốc Hoàng Đạo Thuý và cục trưởng Cục Quân huấn Phan Phác phát huy sở trường, trí tuệ để tập hợp mọi tài năng của thầy trò toàn trường dưới lá cờ “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, làm theo lời Bác ”Đoàn kết, đoàn kết, thật thà!”, hoàn thành xuất sắc khóa học đầu tiên theo hướng chính quy.

Sau này những ai đã một thời công tác dưới sự lãnh đạo và chỉ huy của hai thầy Hoàng Đạo Thuý và Trần Tử Bình mới nhận ra rằng, Ban giám đốc của mình có một không hai - một người là công giáo toàn tòng, bỏ làng đi làm phu đồn điền cao su, gia nhập Đảng cộng sản từ năm 1929; một người nổi tiếng một thời là nhà Khổng học; vậy mà sao hai người lại thân thiết với nhau đến như thế! Sau khi Trần Tử Bình mất đi, Hoàng Đạo Thuý thường nhắc: “Tôi chỉ có một người bạn tri kỷ nhất đời là Trần Tử Bình!”.

Trần Tử Bình có một đức tính cương trực hiếm có. Anh thẳng thắn bác bỏ những tố cáo không đúng sự thật và bảo toàn được nhiều cán bộ của Đảng. Đời tôi và con cháu tôi không bao giờ quên anh. Trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đồng chí vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng đã ba lần đến thẩm tra lí lịch của tôi, dù biết tôi được anh Bình kết nạp vào Đảng. Anh Bình đã không kiềm chế được, thẳng thừng khẳng định: “Tôi đã ba lần trả lời anh rằng Nguyễn Văn Bồng không phải Quốc dân đảng. Chỉ khi nào Trần Tử Bình này là Quốc dân đảng thì thằng Bồng mới là Quốc dân đảng”.

Trần Tử Bình không phải là cán bộ lí luận nhưng anh là đảng viên trung kiên mẫu mực, anh là tấm gương sáng về tinh thần tiến công cách mạng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao, khó khăn mấy cũng không chịu lùi bước. Anh thường nói: “Có khó mới đến lượt mình”.Anh rất thương yêu cán bộ trí thức trẻ, không hề có định kiến với trí thức. Anh thường nhắc: Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên phải rửa sạch thói ích kỉ, hẹp hòi, phải khéo léo tuyên truyền giáo dục cả những thanh niên hăng hái nhưng “không tán thành đỏ”.

* * *
Hôm nay, thay mặt cho các thầy, các bạn cùng Ban Liên lạc truyền thống Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1, 2 và 3, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã mời về dự cuộc gặp mặt tưởng niệm đồng chí Trần Tử Bình kính mến. Trong buổi gặp mặt trọng thể này, được nghe nhiều tham luận về thân thế và sự nghiệp của anh, chúng tôi càng tự hào về người thầy đáng kính, người Chính uỷ trung kiên của Đảng đã giác ngộ chính trị, rèn luyện đạo đức, tác phong cho lớp cán bộ quân chính đầu tiên của Quân đội cách mạng Việt Nam.

Cũng như đối với thầy Hoàng Đạo Thuý, Hội Sử học Việt Namđã đúc tượng đồng lưu danh. Chúng tôi xin cám ơn! Từ đáy lòng của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên khóa 1, 2, 3 trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, chúng tôi xin góp mỗi người một giọt đồng để góp phần nhỏ đề nghị Hội Sử học đúc tượng danh nhân Trần Tử Bình. Kính mong Hội chấp nhận ý kiến này!

Được biết tại thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã có tên đường TRẦN TỬ BÌNH. Ngày 15 tháng 6 năm 2001, chúng tôi đã có công văn gửi Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và Ban chỉ đạo đặt tên đường thành phố Hà Nội cùng Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Nam và Ban chỉ đạo đặt tên đường thị xã Phủ Lý, đề nghị đặt tên TRẦN TỬ BÌNH cho một con đường ở Thủ đô và thị xã Phủ Lý. Kính mong được các cơ quan hữu quan lưu tâm để tôn vinh những lớp người có công với nước!

Hà Nội, 21-8-2004
N.V.B


[1] Cöïu hoïc vieân khoaù I  Tröôøng Huaán luyeän caùn boä Vieät Nam, cöïu giaùo vieân Voõ bò Traàn Quoác Tuaán 1946.
[2] Tröông Vaên Lónh (Nguyeãn An), töøng hoïc Tröôøng quaân söï Hoaøng Phoá 1925-1926, laø Giaùm ñoác töø 9-1945 ñeán 11-1945.
[3] Chi boä nhaø tröôøng tröïc thuoäc Ñaûng boä cuûa Uyû ban quaân söï toaøn quoác (chöa coù Quaân uyû Trung öông).
[4] Ñoàng chí Vuõ Laäp phuï traùch Huaán luyeän.
[5] Ñoàng chí Nguyeãn Vaên Só - Tröôûng ban quaûn trò.

2 nhận xét:

  1. Chú Quang là học sinh Trừơng Dòng, theo cách mạng đúng ngày Tổng khởi nghĩa khi mới 15-16 tuổi, từng loong toong theo cha. Chú tích cực hoạt động trong BLL Việt Minh Hoàng Diệu 1945. Ngày khai trương Nhà tưởng niệm ở Tiêu Động, chú cũng về dự.
    Thật tiếc chú ốm, mất mà gia đình ta không biết để đến vĩnh biệt.

    Trả lờiXóa
  2. Tại Lễ tưởng niệm, chú Quang thay mặt chú Lê Trọng Nghĩa đọc bài "Anh Trần Tử Bình trong Tổng khởi nghĩa 19/8/1945".

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.