Trong
các lần trò chuyện với những người con của Thiếu tướng Trần Tử Bình, tôi luôn
cảm thấy xúc động trước tình cảm họ dành cho nhau, dành cho gia đình, dành cho
quê hương. Hoàn cảnh lịch sử làm cho họ không có nhiều thời gian được sống gần
gũi với cha, nhưng họ luôn tự hào về cha
- một con người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “có phẩm chất trong sáng, cao
quý... là tấm gương cho các thế hệ hiện nay và mai sau học tập”. Thiếu tá Trần
Kiến Quốc lần nào cũng thế, nói về cha với xúc cảm nghẹn ngào. Trong nhiều điều
đáng nhớ nhất về người cha đáng kính của mình, ông trân trọng sự giản dị, khiêm
nhường và tình cảm gần gũi của Thiếu tướng dành cho vợ con. Nói với tôi, Thiếu tá
Trần Kiến Quốc bảo: Trong gia đình, chưa bao giờ cha tôi là Tướng! Xin được ghi
lại cuộc trò chuyện thú vị này.
Thưa
chú, cháu đã đọc cuốn sách “Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội…”
rồi, tổng hợp nhiều tư liệu, nhiều thông tin về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
của cụ. Một cuốn sách rất công phu, chú ạ! Hồi nhỏ, chú là người thu hút sự chú
ý của bạn bè, rất đông bạn bè, sống ân tình, học tập chăm chỉ… Khá tiêu biểu!
(Tôi gọi ông là chú như thường tình).
Thiếu
tá Trần Kiến Quốc: À, anh cả của chú là Trần Kháng Chiến đã viết thế phải
không? Trong số 8 anh, chị, em của chú, anh Chiến là người được chứng kiến
nhiều nhất những khổ ải mà cha mẹ, gia đình đã vượt qua, là người được gần gũi
cha nhất. Còn chú ra đời năm 1952, khi đó cha chú nhận nhiệm vụ Đảng giao, đưa
học viên của Trường Sỹ quan Lục quân sang Trung Quốc học tập, huấn luyện, chuẩn
bị cho các mặt trận trong cả nước và Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nhiệm vụ
này được thực hiện trong 6 năm. Sau đó, cha chú nhận nhiệm vụ là Đại sứ Đặc
mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc… Anh em chú ít khi được gần cha,
mọi việc trong gia đình bấy giờ đều do anh chị lớn đứng ra lo liệu, bảo ban các
em học tập. Nhưng tình cảm dành cho cha lại rất sâu nặng, gần gũi…