Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Bài gửi Tạp chí Công đoàn ngành Cao su VN


Gia đình Bí thư chi bộ Phú Riềng Đỏ Trần Tử Bình với Cao su Việt Nam

Nhân kỉ niệm 90 năm Chi bộ Cộng sản đầu tiên của miền Đông Nam Bộ và cũng là chi bộ đầu tiên của tỉnh Bình Phước, chi bộ đầu tiên của Cao su Việt Nam (28/10/1929 – 28/10/2019), Chủ tịch Công đoàn ngành Cao su Phan Mạnh Hùng đã đến thăm và mời gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình lên Bình Phước dự lễ kỉ niệm. Chúng tôi, những người con của cụ Trần Tử Bình, rất cảm động trước tình cảm này.
Nhưng với Cao su VN, chúng tôi đã có những quan hệ thân tình từ lâu. Xin cùng ngược dòng thời gian...

Trần Tử Bình và 60 năm cuộc đời
Phê-rô Phạm Văn Phu[1] sinh năm 1907, trong một gia đình nông dân nghèo theo đạo Thiên chúa ở thôn Đồng Chuối, Tiêu Thượng, Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam. Năm 1926, vận động chủng sinh Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên để tang cụ Phan Chu Trinh và bị đuổi học. Gặp nhà cách mạng Tống Văn Trân, kí công-tra vào Nam Bộ làm phu cao su rồi trở thành chỗ dựa cho cánh phu phen.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Quà quý của con em Lục quân tặng gia đình ngày 28/10

Sáng nay, Đào Đức Thanh - bạn Trỗi k7, con cụ Đào Chính Nam (học viên Hoàng Phố 1926, chiến đấu ở TQ tới 1946, sau đó về VN làm phó cho cha ở Soi Mít (Thái Nguyên) rồi Lục quân VN ở TQ) - tặng cho gia đình ảnh quý. Có lẽ ảnh này 3 cụ Lê Thiết Hùng, Đào Chính Nam, Trần Tử Bình chụp với học viên hệ Trung cao (sau này là Học viên Lục quân) ở Soi Mít.
Thật là sự trùng hợp kì lạ vì hôm nay, 28/10/2019, tròn 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Phú Riềng - chi bộ cộng sản đầu tiên của miền Đông Nam Bộ (1 trong 3 chi bộ ở Nam Kỳ), chi bộ đầu tiên của Cao su VN và cũng là chi bộ đầu tiên của tỉnh Bình Phước mà ông Trần Tử Bình là 1 trong 6 đảng viên do Nguyễn Xuân Cừ là bí thư. Cuối năm đó, ông Cừ bị lộ, bị trục xuất; ông Bình lên thay. Dịp Tết 1930 (từ 31/1 đến 6/2/1930) chi bộ Phú Riềng đã lãnh đạo 5000 phu cao su làm nên 1 Phú Riềng Đỏ lịch sử (trước cả sự kiện "Xô-viết Nghệ Tĩnh")!
Xin cảm ơn Đào Đức Thanh và gia đình!

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Đại Đoàn Kết: 90 năm Chi bộ Phú Riềng Đỏ

Mời đọc!

90 năm Chi bộ Phú Riềng Đỏ (1929 - 2019)

Nhận lời mời của Công đoàn Cao su VN, 4 anh em (Kháng Chiến, Kiến Quốc, Thành Công, Hữu Nghị) đã lên Đồng Xoài dự khánh thành tu bổ Tượng đài Chi bộ Phú Riềng (gần di tích thành lập chi bộ ở suối Đá làng Ba) và dự Lễ kỉ niệm 90 năm Thành lập Chi bộ Phú Riềng cũng là Ngày truyền thống Ngành Cao su VN (28/10/1929 - 28/10/2019).
Tự hào là các con của Bí thư chi bộ làm nên sự kiện lịch sử này!





Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Nghĩa tình!

Sáng nay, 23/10/2019, Chủ tịch Công đoàn ngành Cao su Phan Mạnh Hùng thay mặt ban tổ chức đến thắp hương cho Bí thư chi bộ Phú Riềng làm nên sự kiện Phú Riềng Đỏ 1930 và mời gia đình lên Đồng Xoài dự khánh thành tu bổ nhóm tượng đài Phú Riềng Đỏ và dự kỉ niệm 90 năm Chi bộ đầu tiên của tỉnh Bình Phước và của ngành Cao su VN. Gia đình cảm động trước sự tri ân này.
Thật ra hơn chục năm nay, chúng tôi đã có sự gắn bó với Công đoàn ngành Cao su, anh em cùng nhau làm được nhiều việc có ý nghĩa. Cty Cao su Đồng Phú cũng là địa chỉ đi về của đại gia đình, để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu.
Thay mặt gia đình, bác Trần Kháng Chiến tặng Công đoàn Cao su cuốn sách "Trần Tử Bình từ Phú Riềng Đỏ tới mùa Thu Hà Nội..." cùng 3 bộ phim tư liệu gắn với cuộc đời ông và đồng đội: "85 năm Phú Riềng Đỏ", "70 năm cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử" và "Những người làm CMT8 ở HN".

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Tu sửa lại Nhà tưởng niệm ở quê

Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, từ ngày khánh thành 5/5/2007 đến nay, Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Trần Tử Bình ở Tiêu Thượng đã xuống cấp, thấm dột, nền hội trường lún... Đại gia đình quyết định sửa chữa, bác Chiến giao cho Quốc, Trung làm việc này.
Trên tinh thần "dựa vào sức dân", anh em đã giao khoán (có giám sát) cho Phường (nguyên bí thư chi bộ thôn) và cháu Phong (trưởng thôn) làm việc này. Phường và Phong đã huy động anh em giáo dân có tay nghề của thôn thi công. Trong tháng 6/2019, công trình đã hoàn thành.
Việc làm lại ảnh cho bảo tàng được thực thi và treo làm 2 lần. Lần đầu cùng thầy trò cháu Trọng Hiển, lần sau có trò của thầy Trung. Ngày 15/9/2019, 2 anh em Trung, Quốc đã về nghiệm thu.


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

Trần Văn Giàu và Tổng khởi nghĩa ở SG 25/8/1945

Mời đọc!

Chuyện ít biết về 2 Thường vụ Xứ ủy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN

Mời đọc!

Chuyện về ca khúc "Diệt phát xít" và tác giả

Mời đọc!

Nguyễn Duy Thân, nhà cách mạng nhiệt huyết

Mời đọc!

Lời cảm ơn muộn màng

Có những cảm ơn không thể có lời ngay...
Mời vào đây!

Đi tìm nguyên mẫu nhân vật chính trong "Sao Tháng Tám"

Mời đọc!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Giỗ bà

Ngày 8/7 âm năm nay là giỗ thứ 26 của bà. Ở phía Nam, chiều 7/8 đã tập trung về nhà bác Chiến làm giỗ. Con, cháu, chắt đông đủ. Có cả cháu Linh (con gái Trang) từ Extony về dự.
Ngoài HN chiều nay sẽ giỗ bà ở nhà Trung Minh.




Bài báo tặng cha mẹ nhân Tháng Tám và ngày giỗ mẹ


Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Tư liệu thời gian ông Bình về Cổ Tiết, Phú Thọ

Trong Lịch sử Đảng bộ Cổ Tiết có ghi nhiều chi tiết khi ông Bình, Xứ ủy viên Bắc Kỳ, nhận nhiệm vụ về gầy dựng phong trào Cổ Tiết đầu năm 1942.
1

2

3

4
Cụ Đỗ Văn Mô

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Nhớ về vụ xử án tham nhũng của đại tá Trần Dụ Châu (1950) và xem anh Tổng đốt lò


Chuyện ít biết về xét xử vụ án tham án nhũng đầu tiên của nước Việt Nam mới


Trò chuyện với ông Trần Kháng Chiến, con trưởng của Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907 – 1967), được chia sẻ: “Mấy năm gần đây, thấy đạo đức cán bộ cao cấp của ta xuống cấp nghiêm trọng, tệ nạn tham nhũng hoành hành như căn bệnh ung thư hiểm nghèo đã di căn… là một CCB, là một đảng viên tôi rất trăn trở. Nhớ lại 70 năm trước, cha tôi đã cùng các đồng chí của mình nhận nhiệm vụ trước Đảng và Bác: xử vụ án tham nhũng đầu tiên trong quân đội - vụ tham nhũng của đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu và đồng bọn...”.

Thiếu tướng Chu Văn Tấn (1910 - 1984), Chánh án

Nhà thơ Đoàn Phú Tứ (1910 - 1989)

Thiếu tướng Trần Tử Bình, Công cáo ủy viên (1907 - 1967)

Đại tá Phạm Trịnh Cán, Cục trường Quân pháp (1912 - 2003)

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Trích hồi ký cụ Tôn Quang Phiệt: Chuyến đi thăm TQ năm 1962

Anh Tôn Gia Hóa, con trai cụ Tôn Quang Phiệt, gửi tặng bài báo in nhân dịp kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao VN - TQ (1951 - 2001).

1








Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Nơi Bác Hồ lên dự khai giảng và tăng cờ cho thấy trò Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn được xếp hạng lịch sử

Sau mấy chục năm trời tích cực vận động, ngày 29/1/2019, Bộ VH-TT-DL đã xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia cho địa điểm cũ của trường Công Pháo Xanh-xia (nay là Bến xe Tx Sơn Tây) - nơi Bác Hồ lên dự Lễ khai giảng Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn và trao tặng là cờ thêu 6 chữ vàng "Trung với nước, Hiếu với dân", ngày 26/5/1946.
Xin chúc mừng các cụ Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn và gia đình cùng Đại gia đình Võ bị Trần Quốc Tuấn!

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Bản gốc sắc lệnh 112/SL (ngày 20/1/1948)

Từ ngày 1 đến 15/1/2019, tại Bảo tàng QĐ có Triển lãm chuyên đề "Các tướng lĩnh QĐNDVN". Trong đó có trưng bày sắc lệnh 112/SL gốc, có chữ kí của Hồ Chủ tịch và "Phó thụ" của Bộ trưởng Quốc phòng Ta Quang Bửu và Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Võ Nguyên Giáp.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Niềm vui mới đầu năm mới của nhà 99

Trưa qua, mẹ Pính đã sinh bé Ngô lúc 11.20, nặng 3,15kg, dài 45cm.
Xin chúc mừng thành viên mới của đại gia đình 99!
Xin chúc mừng mẹ Pính đã mẹ tròn con vuông!