Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Bạn của anh là của em, bạn của em chơi với cả ông anh

Phải nói nhà 99 học được tính cha mẹ: quan hệ rộng rãi, hào sảng, chơi với nhiều bạn; đặc biệt gia đình có truyền thống: nhiều bạn của anh trở thành bạn của em, bạn của em lại chơi với ông anh. Và tất cả là bạn của gia đình.


Như chị Yên Hồng, từ ngày học phổ thông ở Lý Thường Kiệt, Chu Văn An đã thân với chị Sương (con bác Nguyễn Chánh), chị Nga (bưu điện). Sau này học đại học và ra công tác có anh Việt Cường, anh Hải "đồi", anh Lan, anh Cao, anh Sáu Hoàng... 
Bạn của anh Kháng Chiến có anh Phương (con chú Vũ Nhất, Đài Tiếng nói VN), anh Quyết Chiến, anh Tường (con bác Chánh), anh Vũ Minh Trực (con chú Vũ Lập), anh Hoàng Quốc Trinh (con bác Hoàng Văn Thái)...
Bạn anh Thắng Lợi có các anh Đỗ Trung Việt (con chú Đỗ Trình), Vũ Toàn Thắng (con chú Vũ Hải), Linh "ngổ", Đồng Tiến (con chú Đồng)... dân khu 38 Trần Phú. Sau này là Bùi Vinh...
Bạn của Kiến Quốc "hơi bị nhiều": nào Tây "đen" (Quang Bắc), Bùi Chương, Lê Chí Hòa, Tiến Bắc... bạn từ ngày học mẫu giáo ở Trại Nhi đồng Miền Bắc; nào Thái Dũng, Chỉnh Huấn, Quốc Hùng... ngày học Lý Thường Kiệt; nào Phan Nam, Tấn Lợi, Lê Bình, Đức Dũng, Tấn Mỹ, Hoàng Quốc Toàn...  cùng khóa 5; lớp trên có Hoàng Quang ("xèng"), Tôn Gia Quý, Dương Minh Đức; lớp dưới có Đoàn Khánh, Duy Đảo... và rất rất nhiều bạn Trỗi. Về Đại học QS thì có các anh Đoàn Mạnh Hưng, Phạm Vĩnh Thắng, Nguyễn Văn Tam, Trần Hay... lính già nhưng quý Trỗi. Ngày ra công tác thì đồng nghiệp ở khoa, bộ môn cũng lấy nhà 99 là nơi qua lại.
Bạn Thành Công có Lê Thanh Trung, Thắng Bình, Bình "tũn", Tuấn "en nơ", Thụ... cùng là lính tên lửa suýt chết năm 1972.
Trần Hữu Nghị có Tiến Long, Phạm Võ Hùng, Trọng Lượng, Hồ Bá Đạt, Quang Tuệ... Trần Hạnh Phúc cũng có nhiều bạn gái (Tú Anh , Thanh Bình, Kim Anh, Hoàn...) chơi thân với cả nhà.
Còn Trần Việt Trung út, từng lên Vĩnh Yên theo bạn của ông anh (Phan Nam, Phúc Chiến) học võ, rồi bạn của Trung lại chơi thân với anh Quốc, anh Công. Thậm chí Trung còn mở lớp dạy tiếng Anh cho bạn bè anh Quốc trên Vĩnh Yên về học.
...
Có chuyện thế này. Năm 1975 vì học giỏi nên được về HN tiễn đưa thầy giáo dạy Chính trị về nơi an nghỉ cuối cùng. Cùng đi có "giáo viên dạy khỏe" Đoàn Mạnh Giao. Hai anh em biết nhau từ trên trường, lần này lại cùng có chung những "nhạy cảm" khi đưa tang thầy. Khi xe từ Văn Điển trở về đến Cung Văn hóa hữu nghị, chỉ "nhà em gần đây" thì ông anh hỏi: "Tao có thằng bạn Quế Lâm ở nhà 99, tên là...". "Chiến à?". "Ừ, Trần Kháng Chiến". "Vậy là anh trai em". "Mẹ, thế mà lâu nay không biết". Từ đó kết thân ông anh.
Anh giai Trần Đình Ngân cũng vậy. Khi anh Chiến đi vắng, anh thường đến đưa bà đi đây đi đó, thậm chí dự họp đồng hương Thái Bình hay họp mặt Võ bị. Các chú học trò của cha thậm chí còn nhầm: "Thằng Chiến đấy hả?". Rồi ông anh cũng như con cái trong nhà, lần nào về cũng bắt các con đưa đến thắp hương cho ông bà. 
Ngày bà đi, ngoài đồng chí, đồng đội, bạn bè, cơ sở cách mạng thời bí mật của ông bà, còn  có rất đông bạn của con cái. Đám tang tổ chức ở nhà tang lễ Bệnh viện Việt - Xô. Bà con đi qua cảm động: "Lâu lắm mới thấy có đám tang lớn như thế, mà bà về hưu từ lâu rồi. Gia đình cụ thật phúc đức!".
...
Bạn của nhà 99 là thế. Sinh thời, bạn bè con cái ai đến là bà nhớ và thương, thậm chí đọc cả tên bố tên mẹ. Số nhà 99 thành nơi qua lại của nhiều anh em. Đúng là "con nhà tông không giống lông thì giống... tính"!
Các anh chị em hãy viết về bạn của gia đình!

2 nhận xét:

  1. Nhớ sau ngày mẹ đi, bác Sa (mẹ anh Hưng, anh Giao, Đoàn Khánh) ngày xưa hay cùng đi xe VPTW lên thăm Đoàn Khánh cùng mẹ trên Đại Từ, cứ tiếc: "Bác đau chân, phải ngồi xe lăn nên không đi tiễn mẹ cháu đuợc. Cứ tiếc hoài. Tội bà ấy".

    Trả lờiXóa
  2. Cái Hoàn bạn Phúc bảo, nhà mày lắm anh trai, suớng thật. Nhà tao chỉ có 2 chị em gái nên không có tình cảm như nhà mày.
    Phúc-Mat

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.