Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Bức ảnh kỷ niệm tại Sầm Sơn tháng 8-1958 (Kháng Chiến).

Tháng 6-1958, tôi và chị Hồng từ Khu học xá trung ương  đóng tại Nam Ninh  về  Việt Nam, bắt đầu sống, học tập tại Hà Nội. Lúc đó tôi 12 tuổi.
Hè năm 1958, cha tôi vào Thanh Hoá công tác, cho cả nhà đi Sầm Sơn kết hợp nghỉ mát trong một doanh trại của Sư đoàn 338 - bộ đội Nam bộ.


Khi đến thị xã Thanh Hoá, ông đưa cả nhà đến chợ thị xã ăn cơm trưa. Mấy bà bán cơm vui vẻ mời chào. Các bà còn nhận ra ông Trần Tử Bình. Chả là 1948 trên đường vào công tác  Khu 4, có thời gian dừng ở Thanh Hoá, ông hay ra chợ ăn cơm. Do tác phong của ông rất quần chúng nên các bà bán cơm còn nhận ra ông sau 10 năm. Họ còn nhớ, ông Bình rất thích món thịt trâu nấu rau cần. Bữa trưa hôm ấy, cả nhà được cha đãi bữa thịt trâu rất ngon miệng.
Chúng tôi còn giữ được  một bức ảnh cha tôi chụp trên mảng của ngư dân Sầm Sơn. Cha tôi lúc đó 51 tuổi, trông khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
----
Phụ lời bác Chiến:
Ngày đó doanh trại chỉ là nhà tranh vách đất, không xa biển. Nằm dưới rặng phi lao, suốt ngày nghe gió biển thồi rì rào. Hố xí 2 ngăn miệng đặt 2 hòn gạch, trong túp lều, cách nhà 1 đoạn nhưng bọn trẻ con ở HN về không dám ngồi ị, vì ruồi nhặng bay vo ve. Sợ hơn mỗi khi cúi xuống thì nhìn thấy cả đống phân ngay dưới chân. Vậy là nhịn, chờ đến khi tối trời đi kiểu "quận công". Chạy ra rặng phi lao gần nhà, bới cát lấy 1 hố nho nhỏ rồi ị vào. Lá phi lao non mọc dưới cát chọc cả vào mông. Đi xong, vơ tay lấy cát lấp đi. May mà không gần đường đi nên chưa bao giờ giẫm phải "mìn". Kỷ niệm này tôi và Công rất nhớ.
Vì đã quen đi Sầm Sơn, sau này lại có khu nghỉ của Tổng Công đoàn mà anh Chiến, chị Hồng hay tổ chức cùng anh Tường, chị Sương (nhà bác Nguyễn Chánh) cho trẻ con 2 nhà cùng đi nghỉ. Lần đó, Công tuy không biết bơi nhưng liều ra xa. Thả tay thấy nước lút đầu, hụt hẫng rồi sóng cuốn ra. May còn cái phao (bằng xăm ô tô) do tôi cặp theo nên dướn người đẩy ra, Công kịp bám lấy. Người lớn trong bờ thấy 2 cái đầu tít xa, vội bơi ra cứu. Lần đó suýt chết.
Lần thứ 2 Công suýt chết đuối khi bọn trẻ con khu 38 rủ nhau đi bơi ở sông Hồng, sau khu tập thể K95. Ở đó là nhánh phụ, nước lặng. Không ngờ vừa nhảy xuống thì gặp có cái vũng sâu, Công như bị ai hút xuống. May có anh Châu "lé" trông thấy đã vội bơi ra cứu, không thì...

2 nhận xét:

  1. Đó là lần ông Bình nhận nhiệm vụ vào Khu 4 thuyết phục ông Nguyễn Sơn nhận quân hàm thiếu tuớng Bác phong. Ông Sơn có nhiều năm Nam chinh Bắc chiến ở TQ, từng bị khai trừ khỏi Đảng CSTQ 3 lần nhưng vẫn truởng thành. Nay về nuớc chỉ đuợc phong thíếu tuớng thì có những suy nghĩ.
    Ông Bình đi cùng chú Phú, cần vụ và 1 bảo vệ. Đến nơi ông cho chú Phú đi chợ, làm cơm ăn cùng ông Sơn. Sau khi giao lưu, tâm sự, ông Sơn bị thuýêt phục. Cũng từ đấy 2 tuớng rất thân nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là lần đầu tiên được xem bức ảnh quý này. Cha ngày đó khỏe mạnh, vui tính và rất gần dân.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.