Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thăm bà Hà Giang (KQ)

Thắp nén nhang cho ông.
Nung nấu ý tưởng cùng nhà báo trẻ Tô Lan Hương (Phụ san Đang Yêu của Phụ nữ Thủ đô) đi viết về các lão thành cách mạng cùng gia đình, chiều qua hẹn chị Lượng (con riêng của bác Trần Xuân Độ). Chị dặn, bà tỉnh táo nhưng hơi khó nghe, phải nói to và không thích kể về mình (vì con nhiều người đáng viết hơn!). Chị hứa sẽ thuyết phục mẹ nhưng sợ là khó. Sáng nay khi chú cháu lên đường cũng xác định như thế với Hương.
Chả nhớ số nhà, đi theo trí nhớ. Anh Nguyễn Văn Anh (chồng chị Lượng. Hai anh em từng học cùng đại đội C153 ở Đại học quân sự nên chả lạ gì) ra mở cửa. Chị Lượng rồi bà từ trong nhà ra. Mừng rỡ vì thấy bà còn khỏe, đẹp, mái tóc bạc phơ. Bà nhận ra: Thằng Quốc đấy à?

Khi bà đã tin.






















Bài viết sau chuyến đi của Trần Việt Trung

Mời sang Bantroi5!

SUY NGẪM SAU MỘT CHUYẾN ĐI XA

Tháng bảy này, cả nước Anh đang chuẩn bị tổ chức ngày hội thể thao Toàn cầu mà đã từ lâu được đặt với tên rất Hy Lạp là Olympic. Người Anh với thói quen bình thường và trong nếp sống hàng ngày ít để ý đến những việc của quốc gia, thậm chí còn lãnh đạm. Có lẽ, vì thế mà họ được ta gọi là Phớt Ăng lê chăng? Họ chỉ để ý đến công việc của cá nhân mình, những chính sách nào mà dính dáng đến quyền lợi, đến chế độ của cá nhân thì họ nhạy cảm lắm. Thế mà Olympic 2012 ở Luân Đôn cũng đủ sức hấp dẫn để bắt họ ra khỏi nếp sống cố hữu để cũng bàn luận nhận xét tùy theo sở thích của từng người. Nhưng hãy khoan nói về sự kiện này, sau chuyến đi ngắn ngày sang Luân Đôn trung tuần tháng bảy này, người viết bài muốn nêu lên những nhận xét và suy ngẫm cá nhân về một xã hội phương tây để tìm ra những cái hay ta nên học tập, cái cố hữu mà nếu Việt Nam mình phát triển trong tương lai sẽ gặp phải.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Những chú chó nhà Nông cho Mý


Hôm rồi bắt về chú cún lai Phú Quốc vì có kiếm trên lưng, khoang đen trắng. Mý rất yêu và đặt tên là Hachico, gọi tắt là Hachi.
Mý lấy tên chú chó trung thành với chủ ở Nhật, được dựng thành phim nhiều tập trên TV. Ngày ngày Hachico đưa chủ ra bến tầu rồi chờ cho ông đi làm về. Hai bạn thân thiết với nhau. Ngày ông mất, Hachico vẫn không bỏ thói quen cũ, chiều nào cũng ra chờ chủ. Mười năm sau, Hachico mất. Vì trân trọng tình yêu thương tha thiết của chú chó với chủ mà cư dân Tp đó đã cho dựng tượng Hachico.
Còn Vá đen thì rất vui vì có thêm bạn. Tuy tuổi tác khác nhau nhưng cả 2 luôn nhảy nhót, chơi bời cùng nhau. Vá thì không dám vào trong nhà; còn Hachi thì có thói quen từ nhà cũ, cứ sểnh ra là chạy vào tung tăng, đuổi mãi không chịu ra.
Cả 2 chú đều của mẹ Nông cho. Cảm ơn Nông nhé!

Mừng các cháu trưởng thành (Bác Kháng Chiến)

Thế là Trần Hoàng Long bảo vệ xong bằng Thạc sỹ Kiến trúc tại Anh. Ba mẹ đã lo cho cháu học tập, nay  Long  phải chí thú làm việc cho xứng đáng với chăm lo của ba mẹ. Rất mừng là những tư liệu ảnh vể lễ phát bằng của anh Long là do Bồ Nông cung cấp. Bác hiểu rằng cháu đã trưởng thành, biết quan tâm đến sự mong đợi của mọi người trong đại gia đình 99. Mong cháu trưởng thành hơn, luôn là niềm vui, niềm kiêu hãnh của ba Nghị, mẹ Hòa, anh Long.

Nhìn những tấm ảnh ba Trung, mẹ Minh, Lúm, Pính  trong lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học hạng ưu cho Pính  cả nhà bác rất mừng. Chúc cháu luôn thành công trong những bước tiếp theo trong cuộc đời. 

Bác Chiến, bác Hà, các anh chị: Dũng, Dung, Trang, Dương chúc mừng Long, Pính. Chúc mừng ba Nghị, mẹ Hòa, ba Trung, mẹ Minh.

Mong các cháu luôn phấn đâu trở thành người có ích cho xã hội!

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Trần Lan Phương nhận bằng tốt nghiệp (Trần Việt Trung)

Trung vua di England ve cung Minh va Lum, sang du le trao bang tot nghiep dai hoc cua Pinh. Di 10 ngay. 
Quay lại tí!
Xin bao cao de các bac biet Pinh tot nghiep dat loai XUAT SAC (First Class Honours). O Anh: diem duoi 50% chi cap giay chung nhan ma khong co bang(!). Tu 50-60% bang loai C, 61-65% bang loai B, 66-69% bang loai A la gioi, 70-100% la xuat sac. Diem cua Pinh 75% cao nhat khoa Economy and Finance).
Cac chau nha minh duoc gen cham chi thong minh, noi guong cha me va cac bac 1 cach nghiem tuc, duoc ong ba phu ho nen deu co ket qua tot. Trung Minh cung thay rat vui vi cac chau anh huong truyen thong dai gia dinh.

Trần Hoàng Long đỗ "ông nghè" (Bồ Nông)


Anh Long của cháu đã bảo vệ xong Master ở Anh. Dịp nhận bằng, mẹ Hòa đã bay sang dự. Cháu gửi ảnh về để các bác, cô chú, anh chị em nhà ta cùng chia vui.

Bên mẹ Hòa.


Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Chuyện bà Nguyễn Thị Phúc Hằng

Chú Độ, cô Hằng là hàng xóm nhà ta, nhưng có nhiều chuyện chưa biết. Cô từng làm liên lại giữa cha và ông Hoàng Văn Thụ, từng là bạn tù Hỏa Lò của cha và từng cho anh Chiến bú nhờ khi mẹ bị viêm màng não ở Việt Bắc...
Mời đọc!

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Tô Lan Hương và bài viết trên Đang Yêu (Phụ nữ Thủ đô)

Câu chuyện cảm động về gia đình giản dị của Thiếu tướng Trần Tử Bình


Trong một lần gặp con trai của Thiếu tướng Trần Tử Bình đến thăm nhà, bà Đặng Bích Hà – phu nhân của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã nói: “Cha mẹ cháu sinh con nhiều- đứng đầu Trung ương nhưng dạy con thì gương mẫu trong Trung ương. Các cô các chú vẫn nhắc đến điều này để làm gương học tập”. Khi Thiếu tướng Trần Tử Bình mất cách đây 45 năm, người con nhỏ nhất của ông mới 8 tuổi. Không có sự yêu thương, dìu dắt của cha bên cạnh, nhưng đến giờ phút này, 8 người con của ông vẫn luôn sống với những lời cha mẹ dạy dỗ, với niềm tự hào về truyền thống gia đình, niềm tự hào về người cha là một trong những Tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam và luôn sống xứng đáng với niềm tự hào đó.

Vị tướng của “Phú Riềng Đỏ” lẫy lừng trong lịch sử cách mạng
Trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam,  Thiếu tướng Trần Tử Bình là vị Tướng người công giáo duy nhất. Quê ông là làng công giáo toàn tòng của xã Tiêu Động (thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam). Thuở bé, ông được cha mẹ cho theo học ở trường dòng La-tinh Hoàng Nguyên. Với cha mẹ ông – những người công giáo nghèo khó, sống bằng nghề gắp phân – cái nghề bần cùng nhất trong xã hội xưa, thì việc có một người con trai theo học trường dòng và có cơ hội trở thành cố đạo là niềm tự hào vô cùng lớn. Nhưng khi học trong trường dòng Hoàng Nguyên, Trần Tử Bình luôn luôn bị coi là một “học sinh cá biệt”. Ông phát hiện ra bánh thánh chỉ là bánh bình thường và nước thánh thật ra chỉ là nước lã. Được học hành, được dạy dỗ trong hệ thống trường dòng của nhà thờ công giáo – khi đó đang ủng hộ người Pháp, nhưng trong trái tim Trần Tử Bình, tình yêu đất nước và ý thức dân tộc luôn luôn mãnh liệt. Dù là học sinh trường dòng, nhưng ông đã tham gia vào phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và là người lãnh đạo các học sinh khác ở trường dòng Hoàng Nguyên để tang cụ Phan Châu Trinh, bất chấp những ngăn cấm của những cố đạo đứng đầu Chủng viện Hoàng Nguyên. Hậu quả là sau đó, ông bị đuổi khỏi trường dòng Hoàng Nguyên. Ông lựa chọn con đường cách mạng kể từ đó và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Du lịch Campuchia (KC)

Cha con đã tới Angcovat.
Tôi và vợ chồng cháu Dũng vừa có chuyến du lịch qua Campuchia, thăm Hoàng cung tại Phnongpeng, đến Siêmriêp để được ngắm nhìn hai công trình vĩ đại của nhân loại do người Khomer xây dựng cách đây 1000 năm - Angkovat, Angkothom.
Chúng tôi ngồi xe hơn cả 1000 cây số rong ruổi trên đất Campuchia, từ Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc Bài, đến Phnongpeng, đi Siemriep. Sau đó từ Siemriep trở về Mộc Bài. Đường bộ nối các thành phố khá tốt, mật độ xe trên đường không lớn, nên tốc độ xe khá cao, trên 80 km/giờ.


Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Gốc sấu nhà 99 (KQ)

Lục đống ảnh cũ, có tấm ảnh bà Tâm đứng trước gốc sấu nhà ta. Chợt ký ức hiện về…


Bà Tâm bên gốc sấu già.
Năm 1963 khi nhà ta chuyển từ 38 Trần Phú về 99 Trần Hưng Đạo, thấy ngoài cổng có cây khế ngọt của nhà 97 ngả cành trĩu quả sang nhà 99. Chỉ tội lá rụng nhiều, làm tội bà Tâm phải quét dọn mỗi ngày. Nhưng khế quả thì nhiều vô kể, bọn trẻ con phố hay lấy dép ném quả. (Đâu như Phương "tròn" sau này đá Đường Sắt hay kể lại thế!). Khế quả được bà Tâm nhặt, gọt và phơi khô làm ô mai - món khoái khẩu của con trẻ. (Còn bác Ngân sau này cứ nhắc: cây sấu nhà ông Độ nhưng lộc nhà ta!).

Dọc đường vào có cây nhãn năm nào cũng có quả. Thịt nhãn rất chắc, tuy không nhiều nước nhưng ngọt. Vì không bọc chùm quả nên đêm đêm dơi hay về ăn, nhằn hạt đầy sân. Nhớ bà Tâm dạy: năm nào nhãn sai là năm ấy lụt to. Quả thật hè năm 1971 nhãn nhiều quả và lụt lớn, cầu Long Biên và cầu Đuống phải đặt cả đoàn tầu chở đầy đá hộc, trấn giữ (cũng là may thôi chứ chắc nước to hơn nữa là trôi!).




Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Kỉ niệm ngày ở Ba Lan (KQ)

Dừng chân nghỉ dọc đường. Có Hiệp Sữa, Hồng (vợ Dũng Zenek), anh Ngân, vợ chồng Đạo Đức cùng Quốc.
Cái xe Đạo dựa lưng là xe Volkswagen Passat của Quốc, nhờ Đính mua hộ có 3000USD.
Chiều nay vừa nhận được thư anh Ngân, báo tin vợ chồng Lê Đình Đạo vừa từ Warsaw sang thăm Berlin. Trong thư có cả tấm ảnh ngày Kiến Quốc ở Ba Lan. Hình như đó là lần anh Ngân từ Nga qua Ba Lan rồi đi tiếp sang Đức.
Dịp ấy, anh em rủ nhau đi thăm quê hương Nhạc sĩ đại tài Chopin. Quê ông cách xa Warsaw chừng 7-80km. Phải nói là tuyệt vời, làng quê ông là 1 rừng toàn hoa và cây cối, có cả còn suối róc rách chảy qua. Trong căn nhà làm bằng gỗ sồi, nơi ông sinh ra có giá sách và cây đàn piano đặt giữa phòng. Cả nhà dạo quanh khu làng rồi về. Trên đường còn tạt qua thăm mấy lâu đài cổ. Đất nước Ba Lan thật thanh bình!
Từ 1992  đến 2012! Thế mà đã 20 năm! Chừng ấy năm, anh em bạn bè vẫn gắn kết.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Ngày này mấy năm trước


Cùng bố mẹ.
Mấy năm trước, ông Công bà Vượng mời cả nhà 99 đi nghỉ Mũi Né, Bim được ăn ké. Ngày đó chưa có Rio nên được cả nhà quý.
Có mấy tấm ảnh ông nội còn giữ được.

Bim thích sờ râu ông Trung.


Cả nhà đi chơi sân Golf.



Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Bim đi nghỉ Mũi Né

Bim trên trên xe khách đi Mũi Né.
Tháng 7-2010 theo lời mời của ông Trần Thành Công, đại gia đình 99 có
chuyến du ngoại rất vui vẻ, đáng nhớ đến Mũi Né. Lúc đó Bim mới 2
tuổi 8 tháng, còn rất ngô nghê.
Hè này ông bà nội đưa Bim đi Mũi Né nghỉ tại Sea Links mấy ngày.
Năm nay Bim lớn hơn, khôn hơn, đã biết bơi khoảng 10 mét (dù chưa cơ bản lắm).
Xin gửi ông Quốc mấy tấm ảnh để Bim được trình diện cả nhà 99:






Nhớ chú Lê Quý Quỳnh (KC)

Mười hai giờ trưa 6-7-2012, đang  trên xe cùng chị Hà, Cu Bim ra
Mũi Né thì nhận được điện thoại, Quốc  xúc động báo tin chú Quỳnh qua
Đoàn cán bộ đi nghỉ ở Xô-tri 1962. Cha (ngồi thứ 2 từ trái), chú Quỳnh (đứng đầu bìa trái),
chụ Nguyễn Thọ Chân (ngồi thứ 2 từ phải), cô Quế (thứ 4), chú Châu (VPTW), chú Mười Trí...
đời.
Trong tâm trí hình ảnh chú cứ hiện lên. Chú là một con người rất trọng
tình nghĩa, chú coi cha mẹ như anh chị ruột thịt. Khi ông bà nội về ở với
cô Lành, chú Truyền, lúc đó là Bí thư Hưng Yên chú luôn quan tâm
đến ông bà. Cha mẹ ta ở xa cũng yên tâm, vì hiểu rất rõ về người
đồng chí cùng nhau nằm gai nếm mật trong thời kỳ hoạt động bí mật tại
Hưng Yên trước 1945. Mẹ cùng chú Quỳnh tham gia lãnh đạo khởi nghĩa,
cướp chính quyền tại Hưng Yên vào 8.1945.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Chú Lê Quý Quỳnh đã đi xa

11g trưa nay nằm đọc báo. Giở SGGP ngày 5/7 thấy trên trang nhất có cáo phó chú Quỳnh. Đột ngột quá! Đọc tiếp thấy 11g30 truy điệu tại Nhà tang lễ Tp. Báo Vân Anh thì được động viên: ra ngay vẫn kịp. Phi xe tới cổng thì thấy đội hình nhà đòn đang làm thủ tục di quan. Chạy ngay vào nắm lấy tay cô Đằng, vợ chú chia buồn: "Hai anh em cháu điện thoại hẹn đến thăm chú, bận việc lần lữa chưa đến được. Thế là không được gặp chú lần cuối. Cháu chia buồn cùng cô". "Thôi, không sao cháu ạ. Chú bị tai biến rồi đi ngay trong đêm". Tiễn đưa chú 1 đoạn. Gặp anh em nhà anh Bùi Việt Cường, cũng dân Phủ Cừ, Hưng Yên. Ai cũng thương cho cuộc đời lận đận, dám xông pha vào nơi khó của chú và tiếc là không gặp được chú trước khi mất.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Thư của chú Lưu Quang Xe, học sinh cũ của cha

Rạch Giá, ngày 18/3/2012
Cháu Chiến thân mến!
Mới tiếp xúc 1 lần trong dịp đón đoàn Hiệp hội Giao lưu văn hóa hải ngoại tỉnh Quảng Đông TQ từ TpHCM về Kiên Giang biểu diễn; chỉ có mấy hôm cùng làm việc, qua trao đổi công tác và tìm hiểu quá khứ từ ngày học khóa 9 ở Trường Lục quân năm 1954 tại Quế Lâm, Quảng Tây, TQ, mới biết người lãnh đạo nhà trường (anh Thiếu tướng Trần Tử Bình) chính là bố đẻ của Chiến và là thầy của tụi chú 1 thời.
Sau này khi chú đi B, năm 1964, vợ chú (cô Nguyễn Thị Tuyết) về công tác ở cửa hàng Giao tế HN. Thím nhớ lại, năm 1959 khi vào Viện 108 sinh cháu đầu (Lưu Kim Thu) nằm cùng phòng với mẹ Chiến. Sau mấy hôm mẹ Chiến mới sinh Trần Việt Trung. Hai chị em sinh xong, cùng tâm sự rất vui vẻ.
Chiến thân mến! Thấm thoắt đã trên 50 năm rồi; tới hôm nay bố mẹ Chiến, Trung đã mất; biết anh chị em cháu đã trưởng thành, gia đình ai cũng an cư lạc nghiệp, cuộc sống hạnh phúc; chú thím rất mừng.
Hẹn ngày gặp lại tâm sự nhiều hơn.
Chúc gia đình cháu Chiến vui, khỏe, hạnh phúc!
Thân ái! - Chú Lưu Quang Xe