Những năm đầu thế kỷ XX, chủ nhĩa Mác – Lê nin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá thâm nhập nhiều nơi trong nước, qua tổ chức Việt Nam thanh niên đồng chí hội. Trong đó có một số xã của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đầu năm 1927 ảnh hưởng của Tổ chức Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định được thành lập. Thực hiện chủ trương phát triển tổ chức Hội của Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ, tháng 10/1927 tỉnh bộ Việt nam cách mạng thanh niên Nam Định cử đồng chí Vũ Khế Bật về bắt nhân mối với một số nhà nho và nông dân Hà Nam để xây dựng cơ sở. Đồng chí Vũ Khế Bật đã đi vào tuyên truyền xây dựng tổ chức ở các xã: Cổ Viễn, Thành Thị (Vụ Bản), Bỉnh Trung (Bồ Đề), Ngọc Lũ, An Ninh thuộc huyện Bình Lục. Ở xã Cổ Viễn nhà nho Nguyễn Hữu Dung là người chịu ảnh hưởng đầu tiên và rồi cụ gia nhập tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên Hà Nam. Như vậy giới trí thức và nông dân tiên tiến xã Cổ Viễn là một trong những điểm đầu tiên được bắt liên lạc với cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Nam Định. Đây là điều kiện thuận lợi cho phong trào yêu nước và cách mạng ở xã Cổ Viễn cũng như các nơi khác.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm của ông bà, cha mẹ, tới thế hệ con, cháu... và của từng gia đình nhỏ; Nơi trao đổi tâm tư, tình cảm, gìn giữ nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, gia đình.
Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Cổ Viễn - Đất và Người 2 (Nguyễn Đức Thiện)
Cuộc sống của một người lính, với những trải nghiệm đường đời tôi càng yêu hơn, tự hào hơn truyền thống cách mạng, lịch sử - văn hóa khi tôi tìm và hiểu về làng Cổ Viễn, cái nôi chúng tôi sinh ra và lớn lên.
Địa danh hành chính thôn Cổ Viễn và xã Hưng Công ngày nay được hình thành sau cải cách ruộng đất, đầu năm 1956. Xã Hưng Công gồm tám thôn, trong đó thôn Cổ Viễn là một trong tám thôn của xã. Năm 2000 xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.
Trước Cách mạng Tháng tám 1945, thôn Cổ Viễn ngày nay gọi là xã Cổ Viễn thuộc Tổng Cổ Viễn. Tổng Cổ Viễn gồm bốn xã: Cổ Viễn, Hưng Công, Sơ Lâm, Hàn Mạc. Xã Cổ Viễn với dân số nam, phụ, lão, ấu trên 500 người trong đó khoảng độ 200 suất đinh. Diện tích tổng thể hơn 180 mẫu Bắc bộ tính cả sông ngòi, ngõ, đường…, diện tích canh tác không có nhiều. Xã gồm các xóm: xóm Đình, xóm Chợ, xóm Bãi, xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc. Tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm nhỏ hơn 10% dân số.
CỔ VIỄN - ĐẤT VÀ NGƯỜI (Nguyễn Đức Thiện, con em cơ sở cách mạng Cỗ Viễn)
Hà Nam một địa
danh Lịch sử - văn hóa. Mảnh đất giàu truyền thống văn hiến đã sinh ra nuôi dưỡng
nhiều võ tướng, danh nhân trong thiên lịch sử dựng và
giữ nước của dân tộc: Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Đề Yêm, Nguyễn Khuyến… Truyền thống ấy lại được tiếp tục cổ vũ, phát
huy mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân phong kiến giành độc lập,
tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Cũng qua cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao
nhiêu người con ưu tú của nhân dân Hà Nam đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho lý
tưởng Cách mạng, tiêu biểu là các đồng chí: Lương Khánh Thiện, Nguyễn Hữu Tiến,
Lê Hồ, Trần Tử Bình… và các anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. Có nhiều địa danh, phong trào cách mạng đi vào lịch sử của tỉnh
nhà và lịch sử cách mạng của dân tộc như
Khởi nghĩa Bồ Đề… Đó cũng là niềm tự hào vô cùng lớn lao của Đảng bộ,
nhân dân Hà Nam.
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
Ảnh quý: Cha và Thể Công
Tháng 8/1964, Thể Công sang thi đấu với Bát Nhất trên sân Công nhân Bắc Kinh. Đại sứ Trần Tử Bình đã có mặt dự khán và động viên đội nhà.
Trận này Thể Công thua 2-0.(Nhưng 10 năm sau, 1974, Thể Công Thắng lại 4-1 (sau vụ TQ cướp đảo Hoàng Sa). Tới 1993, Thể Công thua Bát Nhất 5-2).
(Ảnh do lão tướng Nguyễn Sỹ Hiển - sau này là đội trưởng rồi HLV Thể Công - cung cấp. Cảm ơn anh Hiển!).
Trận này Thể Công thua 2-0.(Nhưng 10 năm sau, 1974, Thể Công Thắng lại 4-1 (sau vụ TQ cướp đảo Hoàng Sa). Tới 1993, Thể Công thua Bát Nhất 5-2).
(Ảnh do lão tướng Nguyễn Sỹ Hiển - sau này là đội trưởng rồi HLV Thể Công - cung cấp. Cảm ơn anh Hiển!).
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
Ba con rắn của nhà 99
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Steph luôn gắn mình với sinh hoạt của gia đình 99
Cùng bác Quốc. |
Như vậy thật là quý!
Long cùng bác Chiến, bác Quốc. |
Haaaaaaaaaa! |
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014
Quá đột ngột khi biết tin chú Triệu Huy Hùng đã mất
Chú Triệu Huy Hùng cùng cháu gái theo Đoàn Võ bị vào viếng Đại tướng. |
Sáng nay gọi điện thoại cho cô Thúy Lan, dạy Trung văn ở Trường Trỗi, để chuẩn bị bài viết của cô, trò cho Tập 4. Hỏi thăm sức khỏe của cô rồi của chú Hùng.
... Chú Triệu Huy Hùng chả là học viên khóa 7 Quân chính VN (tốt nghiệp cuối 1945) , học trò của cha. Chú được giữ lại cùng 2 chú Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Văn Bồng làm cán bộ khung rồi trở thành giáo viên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (thành lập ngày 15/4/1945), được đón Bác về thăm và tặng lá cờ đỏ thêu 6 chữ vàng "TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN" ngày 26/5/1945, tại sân bay Tông, Sơn Tây. Cả 3 chú được cha giới thiệu kết nạp từ ngày đầu.
Sau này, chú Hùng là thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân lực... Anh em ta vẫn giữ liên lạc với các chú Lục quân, nhất là các khóa ban đầu.
Cô, trò đang hào hứng tâm sự, bỗng cô chựng lại: "Kiến Quốc ơi, chú mất rồi...". Tôi hoảng hốt: "Ơ... ơ... em vừa hỏi thăm mà... Thế chú mất hôm nào, hả cô?". (Tưởng mấy ngày rồi. Mà nhớ là đợt 20/11 rồi, cô còn cùng các thầy cô đi dã ngoại ở hồ Núi Cốc). Cô nghẹn lời:
- Hôm 13/5 âm, em ạ.
- Thế mà em chả được ai báo... Trước đó có nghe cô nói, chú nằm viện mà em không nghĩ... Vậy em xin chia buồn... Thế hôm đó BLL trường ta có đến viếng chú chứ ạ?
- Có, đông lắm.
- Thế BLL Võ bị?
- Đông quá, cô không biết hết.
Nghe cô kể, chỉ con trai cô về kịp tiễn bố, còn con gái thì xa quá không về được... Một lần nữa tôi chia buồn cùng cô, dặn cô cố giữ gìn sức khỏe.
Sau này, chú Hùng là thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân lực... Anh em ta vẫn giữ liên lạc với các chú Lục quân, nhất là các khóa ban đầu.
Cô, trò đang hào hứng tâm sự, bỗng cô chựng lại: "Kiến Quốc ơi, chú mất rồi...". Tôi hoảng hốt: "Ơ... ơ... em vừa hỏi thăm mà... Thế chú mất hôm nào, hả cô?". (Tưởng mấy ngày rồi. Mà nhớ là đợt 20/11 rồi, cô còn cùng các thầy cô đi dã ngoại ở hồ Núi Cốc). Cô nghẹn lời:
- Hôm 13/5 âm, em ạ.
- Thế mà em chả được ai báo... Trước đó có nghe cô nói, chú nằm viện mà em không nghĩ... Vậy em xin chia buồn... Thế hôm đó BLL trường ta có đến viếng chú chứ ạ?
- Có, đông lắm.
- Thế BLL Võ bị?
- Đông quá, cô không biết hết.
Nghe cô kể, chỉ con trai cô về kịp tiễn bố, còn con gái thì xa quá không về được... Một lần nữa tôi chia buồn cùng cô, dặn cô cố giữ gìn sức khỏe.
Nhớ ngày còn sống, chú cùng chú Đỗ Đức từng về Bình Lục dự lễ khánh thành Nhà tưởng niệm cha, từng lên Lục quân dự lễ trao tượng đồng của cha cho nhà trường, từng dư lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cha... Chú rất gắn bó với gia đình ta.
Xin ghi mấy dòng này như 1 nén tâm nhang, tưởng nhớ người chú rất thân thiết, gần gũi với gia đình chúng ta.
Xin ghi mấy dòng này như 1 nén tâm nhang, tưởng nhớ người chú rất thân thiết, gần gũi với gia đình chúng ta.
Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014
Tư liệu mới tìm được
Danh thủ Nguyễn Sỹ Hiển (Thể Công 1961, nguyên Captain Thể Công những năm 1970) vừa đưa lên Fb của mình bức ảnh quý có hình ảnh Đại sứ Trần Tử Bình chụp với Tuyển bóng bàn VN và với 2 tuyển thủ nữ bóng bàn TQ Lâm Tuệ Khanh, Trịnh Mẫn Chi vừa giành chức vô dịch thế giới năm 1965.
Xin cảm ơn anh Sỹ Hiển! |
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Kỉ niệm của 9 năm trước (KQ)
Nhân kỉ niệm 60 năm Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, Trần Kiến Quốc có vinh dự được thay mặt gia đình, tháp tùng cụ Lê Trọng Nghĩa, nguyên ủy viên UBKNHN từ TPHCM ra HN dự giao lưu trực tuyến "60 năm: Những thông diệp từ quá khứ".
Tối đó có 3 vị khách mời: Đại tá Lê Trọng Nghĩa (83 tuổi), Nhà sử học Dương Trung Quốc, TS Nguyễn Sĩ Dũng và dẫn chương trình là Nhà báo Trần Uy.
Kiến Quốc và Thanh Lâm (nguyên Phó ban Thời sự) ngồi ngoài trường quay trông ngóng, sốt ruột, sợ có gì trục trặc (nhất là với tuổi già của cụ Nghĩa). Vậy mà không, tối hôm đó đã thành công rực rỡ.
Mời đọc lại bài này!
Vui hơn, sáng nay Trần Uy đã gọi điện cho tôi và hứa: "Kỉ niệm đó, thời khắc đó làm sao em bỏ đi được anh. Em vẫn lưu giữ và sẽ in tặng cho anh 1 đĩa". Anh em hẹn nhay sẽ có cuộc vui ở ngày phố Trần Tử Bình, gần nhà em ở đường Hoàng Quốc Việt. Không làm việc nhiều với em nhưng có nhiều chia sẻ nên anh em thân tình.
Tối đó có 3 vị khách mời: Đại tá Lê Trọng Nghĩa (83 tuổi), Nhà sử học Dương Trung Quốc, TS Nguyễn Sĩ Dũng và dẫn chương trình là Nhà báo Trần Uy.
Kiến Quốc và Thanh Lâm (nguyên Phó ban Thời sự) ngồi ngoài trường quay trông ngóng, sốt ruột, sợ có gì trục trặc (nhất là với tuổi già của cụ Nghĩa). Vậy mà không, tối hôm đó đã thành công rực rỡ.
Mời đọc lại bài này!
Vui hơn, sáng nay Trần Uy đã gọi điện cho tôi và hứa: "Kỉ niệm đó, thời khắc đó làm sao em bỏ đi được anh. Em vẫn lưu giữ và sẽ in tặng cho anh 1 đĩa". Anh em hẹn nhay sẽ có cuộc vui ở ngày phố Trần Tử Bình, gần nhà em ở đường Hoàng Quốc Việt. Không làm việc nhiều với em nhưng có nhiều chia sẻ nên anh em thân tình.
Tư liệu quý
Chiều qua thứ sáu 21/11/2014 có cuộc hẹn với anh Dương Trung Quốc. Cùng Hoàng Quang Vinh (bạn học Bách khoa của Phúc) giới thiệu việc làm phim tư liệu về CMT8 và chính thức mời anh tham gia. Mấy anh em ra ngồi ngay quán Cafe trước ngõ số 6 Lê Văn Hưu, gần nhà anh.
Anh Quốc vui mừng thông báo, vừa rồi giỗ cụ Thái Hy (Liên dội trưởng Liên đội 2 TNXP Việt Minh Thành Hoàng Diệu 1945), gia đình khi dọn bàn thờ (xưa kia là bàn làm việc của cụ) đã tìm thấy thư của cụ gửi đích danh Tổng thư ký Hội KHLS VN và 1 số người, về việc cải chính 1 số thông tin quanh vụ đánh chiếm Trại Bảo an binh sáng 19/8/1945 mà cụ trực tiếp tham gia.
Xin trích đăng bài viết có liên quan đến cụ.
Anh Quốc vui mừng thông báo, vừa rồi giỗ cụ Thái Hy (Liên dội trưởng Liên đội 2 TNXP Việt Minh Thành Hoàng Diệu 1945), gia đình khi dọn bàn thờ (xưa kia là bàn làm việc của cụ) đã tìm thấy thư của cụ gửi đích danh Tổng thư ký Hội KHLS VN và 1 số người, về việc cải chính 1 số thông tin quanh vụ đánh chiếm Trại Bảo an binh sáng 19/8/1945 mà cụ trực tiếp tham gia.
Xin trích đăng bài viết có liên quan đến cụ.
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
Có 1 bài báo của ông
Vừa nhận được email với mấy dòng của Kim Phong: "Gửi chú bài viết của Đại sứ Trần Tử BÌnh họp báo lên án Mỹ-Diệm phá hoại hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Bài đăng trên báo Nhân Dân, số 2556, 20 Tháng Ba 1961".
Xin cảm ơn!
Xin cảm ơn!
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Ra HN, Cún mở tầm mắt
Ở nhà cứ gọi Cún mãi đâm quen, thậm chí quên cả tên Khánh Linh của cháu. Lần này theo ông bà ngoại và nhà bác Dũng ra HN, Cún được đi khắp nơi và biết thêm bao điều mới lạ.
Cổng 30 Hoàng Diệu, nơi cụ Giáp sống đến ngày cuối đời. |
Ngôi nhà cụ ngoại Trần Tử Bình từng sống trước 1960 cùng gia đình cụ Hoàng Văn Thái. |
Cổng Thành Cửa Bắc và vết đạn pháo của tầu chiến Pháp bắn vào. |
Hồ Tây sớm chủ nhật. |
Với bà ngoại. |
Trước Lăng Cụ Hồ. |
Trước Nhà Quốc hội. |
Trước trụ sở Bộ Ngoại giao, cụ ngoại từng làm việc. |
Trước Cột Cờ HN. |
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Tại ngôi nhà mang số 99 phố Trần Hưng Đạo
Đây là nơi bố Dũng, mẹ Trang được ông bà sinh thành. Nó gắn bó với đại gia đình 99 suốt từ năm 1963. Đã 51 năm rồi.
Cùng chú Hải (những năm sinh viên hay đến). |
Cún làm điệu bên cổng 99 khi có bà Minh. |
Ông bà nội trước phòng của cụ nội. |
Cầu thang này bố Dũng hay chập chững bò lên chơi với cụ nội. |
Cún ở phòng của ông Trung, bà Minh. |
Bố Dũng, mẹ Trang đã lớn lên ở phòng này. |
Cả nhà trước cổng. |
Trong sân, trước bếp của cụ Tâm. |
Thăm Hà Nội, nơi bố mẹ chúng cháu đã sinh ra
Hồ Gươm về chiều. |
Cả nhà. |
Cún cùng bà ngoại bên cụ Rùa. Có khối chuyện về kể cho bạn. |
Tất cả đều là mới lạ với các cháu. Lần đầu tiên các anh chị gặp em Ngoạm, chú em ngoan, hiền đang sống ở HN.
Cả nhà ở khu đôi thị mới Vincom cùng bố con chú Zính. |
Em Ngoạm cũng đáng yêu làm sao. |
Ở sân bay. |
Các chắt "đít tôn" ra thăm cụ nội
Được theo ông bà nội cùng ba mẹ ra HN, Bim và Rio được đến viếng cụ nội Trần Tử Bình và Nguyễn Thị Hưng ở NTLS Mai Dịch, sau đó về chụp ảnh ở đường Trần Tử Bình. Cún nhà mẹ Trang cũng là thành viên trong đoàn. Trong tâm trí các cháu đã được cập nhập nhiều thông tin mới về thế hệ đi trước.
Trước mộ 2 cụ. |
Ở đầu phố Trần Tử Bình. |
Bên cây bồ đề đánh từ nhà 99 ra trồng từ 2008. |
Chúng cháu rất tự hào vì cụ. |
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Dấu ấn của thời gian (KQ)
Thật vui khi được các em học trò lớp Vô tuyến 14 (tốt ngiệp 1984) báo, sẽ tổ chức họp mặt lớp Vô tuyến 14 tại Ks Đầm Vạc (của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc). Với tôi, kỉ niệm của nửa thế kỷ trước tràn về.
Cổng vào Tỉnh ủy ngày xưa, nay là cơ quan CA tỉnh. |
Bờ Đầm Vạc, phía sau đồi Tỉnh ủy, về chiều. |
Đầm phía nhìn về Vĩnh Tường, bị con đường mới làm xẻ đôi, mất đi vẻ đẹp của cái đầm xưa. |
Ngồi ban công Ks Đầm Vạc. |
Nơi này là dãy nhà cấp 4 gia đình ta đã ở. |
Có con đường mang tên Kim Ngọc. Chú đã được minh oan sau nhiều năm. |
Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ tấn công ra miền Bắc. HN, HP... các thành phố lớn cùng nhà máy, xí nghiệp là mục tiêu đánh phá. Cha mẹ tôi chả thân tình với cô chú Kim Ngọc, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, từ ngày còn hoạt động bí mật. Các cụ nghĩ ngay đến việc gửi con cái lên Vĩnh Yên, nhờ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. (Chỉ xa HN có 60km, nhưng các cụ nghĩ đơn giản thế là đã xa HN rồi). Chú Kim Ngọc nhận lời ngay.
Đấy là đầu 1965. Cả đồi Tỉnh ủy ngày ấy cây cối xanh um cây như bây giờ.
Gia đình được bố trí ở dãy nhà cấp 4, lợp ngói, ngay sườn đồi phía sau nhìn xuống Đầm Vạc. Bà Tâm đi cùng tôi, Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc. Khi lên gặp cả gia đình bác Văn - có Hạnh Phúc, Biên, Nam cùng bà Thiều.
Ngày ngày chúng tôi ra Vĩnh Yên học, trưa về nhà đã có cơm do bà Tâm nấu. Có việc gì cần là ra tầu hỏa đi về HN. Với trẻ con thành thị chúng tôi thì đấy là cái gì rất lớn, rất lạ, mình được tự lập... (Khi ấy tôi mới 13 tuổi).
... Sau này khi sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú thì những năm 80 khu Tỉnh ủy được dùng làm nhà nghỉ TW, đón các cụ lão thành lên nghỉ. Mẹ tôi từng được mời lên đây.
Ngày ấy tôi đã là giáo viên của trường Quân sự. Nhớ có buổi tối, tôi mời anh Lê Khôi, anh Ngân và bạn bè bộ môn ra thăm cụ. Nhìn con cháu trưởng thành, bà vui lắm.
Đấy là những kỉ niệm khó quên. Cảm ơn các em học viên Vô tuyến 14 đã cho tôi sống lại tuổi thơ!
Đấy là đầu 1965. Cả đồi Tỉnh ủy ngày ấy cây cối xanh um cây như bây giờ.
Gia đình được bố trí ở dãy nhà cấp 4, lợp ngói, ngay sườn đồi phía sau nhìn xuống Đầm Vạc. Bà Tâm đi cùng tôi, Thành Công, Hữu Nghị, Hạnh Phúc. Khi lên gặp cả gia đình bác Văn - có Hạnh Phúc, Biên, Nam cùng bà Thiều.
Ngày ngày chúng tôi ra Vĩnh Yên học, trưa về nhà đã có cơm do bà Tâm nấu. Có việc gì cần là ra tầu hỏa đi về HN. Với trẻ con thành thị chúng tôi thì đấy là cái gì rất lớn, rất lạ, mình được tự lập... (Khi ấy tôi mới 13 tuổi).
... Sau này khi sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú thì những năm 80 khu Tỉnh ủy được dùng làm nhà nghỉ TW, đón các cụ lão thành lên nghỉ. Mẹ tôi từng được mời lên đây.
Ngày ấy tôi đã là giáo viên của trường Quân sự. Nhớ có buổi tối, tôi mời anh Lê Khôi, anh Ngân và bạn bè bộ môn ra thăm cụ. Nhìn con cháu trưởng thành, bà vui lắm.
Đấy là những kỉ niệm khó quên. Cảm ơn các em học viên Vô tuyến 14 đã cho tôi sống lại tuổi thơ!
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Kỷ niệm của cha mẹ được đưa về Mai Lĩnh, Hà Đông
Cái giường đôi lò xo được xếp gọn. |
Theo Nguyễn Tường Vân, thời gian 2 cụ đi mua là 1959, khi cụ Bằng kết thúc nhiệm vụ đại sứ ở Liên-Xô, gia đình về ở 59B Trần Quốc Toản (trước khi chuyển về số 5 Thiền Quang). Hai ông đã rủ nhau đi Chợ Giời mua đồ cũ cho sinh hoạt gia đình.
Cái tủ gương 2 cánh. |
Cái bàn ăn chân cong cùng bàn trang điểm của bà ngoại Phương và bộ bàn ghế Thắng Cụt tặng Trung. |
Vừa rồi Trung mang cái tủ gương 3 cánh cong, cái bàn ăn chân cong và cái giường ngủ lò xo của cha mẹ về bảo quản ở nhà máy chổi sơn dưới Mai Lĩnh, Hà Đông.
Nhìn cái giường cha rồi mẹ nằm đến những ngày cuối cùng mà cảm động, không cầm được nước mắt.
Giá mà có hẳn 1 phòng đưa những kỉ vật này vào!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)