Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Bác Chu đi như thế nào?

Ngày ông còn là Bí thư Khu Tự trị Việt Bắc.
Một buổi sáng năm 1980, anh Chu Thành đưa ba vào bệnh viện Việt Xô kiểm tra sức khỏe. Cụ già rồi, đã 70 mà cả đời thì bươn chải trận mạc. Được tuần lễ, ông gọi điện về báo xin xe đón ông. Anh theo xe cơ quan vào đón, nhưng đến nơi không thấy ông. Tìm hỏi bác sĩ thì được trả lời, đã có người của cơ quan vào đón. Về nhà cũng không thấy. Chạy tứ tung mới lờ mờ biết "tổ chức" tạm giữ.

Thời gian trôi qua đã 4 năm. Hàng tháng, anh vẫn vào thăm ông. Lần nào ông cũng lạc quan "tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình có làm gì sai. Có gì mà cho là bất hạnh, mà buồn?!". 

Lần cuối cùng ông đã yếu lắm. Như có linh cảm điều không hay sắp đến, ông nói: "Tao 74 rồi... dạo này mệt. Thôi... lỡ có việc gì thì... nhớ đưa tao về... nằm bên cạnh các bác trên quê".
Vài ngày sau, buổi chiều, "họ" báo tin: "Ông đột quỵ và đi rồi. Tang lễ sẽ làm ngay sớm ngày mai". "Thế ông nằm ở đâu để gia đình mang bát cơm, quả trứng vào thắp hương?". "Ở nhà lạnh bệnh viện Việt Xô". "Vậy ai đứng ra tổ chức  tang lễ? Hay để gia đình lo liệu?". "Mọi việc chúng tôi đã lo".
Sớm hôm sau, 6g, có mặt tại nhà tang lễ chỉ vài người trong gia đình và ít bạn bè thân thiết. Ông về yên nghỉ ở Nghĩa trang Văn Điển. Mọi người theo sau xe tang đưa ông một đoạn đường. Sáng sớm trời lạnh, đường xá còn vắng teo. Trên thân xe treo vài vòng hoa bị bóc đi dải băng(?). (Chắc họ chả muốn cho dân biết ai đã đi và ai đang đưa?). Hạ huyệt không kèn không trống, chả điếu văn. Ông "được" yên nghỉ ở Khu C.
Gần ba chục năm đã qua, người ta bảo ông không có lỗi nhưng chả tổ chức nào minh oan. Con cháu trong nhà cảm thấy oan ức nhưng họ đã sống "NHẪN" như ông đã dạy. Thể theo nguyện vọng của ông, mấy năm sau anh đưa hài cốt ông về trên quê. Rồi ngày bà đi, anh đưa bà về nằm bên ông. Có lẽ như vậy mới là hạnh phúc!?
Kỉ niệm 100 ngày sinh của ông (1910-2010), Hội Sử học cùng gia đình và BLL Chiến sĩ Việt Bắc đã tổ chức Lễ tưởng niệm cho ông tại Bảo tàng Cách mạng. Nhiều bạn bè, đồng đội, nhiều con em các lão thành cách mạng đến dự. Có nhiều ý kiến thẳng thắn góp với Đảng. Họ chờ một ngày nào đó...

1 nhận xét:

  1. Tháng 9/2009, nhân họp mặt 60 năm TSQVN, chúng tôi đã tổ chức cho anh chị em Trỗi lên Võ Nhai, thăm quê hương và thắp hương cho cụ Chu Văn Tấn và cụ Đường Thị Ân. (Hôm đó còn phải họp đoàn nhưng bỏ). Cả khu vườn rộng sát tới chân núi, ở giữa là ngôi nhà 2 tầng xây kiểu nhà sàn. Trên là bảo tàng gia đình. Sau vườn là khu mộ gia đình, 2 cụ Tấn-Ân và các bác trong họ. Gặp cả anh Vũ Mão và thầy Phạm Tuyên.
    Sau đó anh em cùng ăn bữa cơm rau dưa "tông giật".

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.