Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Cùng thầy Phạm Đình Trọng làm sách cho cha mẹ (KQ)

Thầy Phạm Đình Trọng là thầy dạy Văn ở trường Trỗi. Nhưng những năm ở trường tôi không được học thầy, chỉ khi vào Tp và làm 3 tập sách "Sinh ra trong khói lửa" của trường thì được điếu đóm cho thầy và học được ở thầy rất nhiều. Vậy là học ở trường đời chả kém trường chính quy!
Cuốn "Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ tới Mùa thu Hà Nội..." xuất bản nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cha tôi cũng được thầy tham gia biên tập. Phải nói vì tình thầy trò trường Trỗi, vì từng chung lưng đấu cật làm vài đầu sách, vì có cùng đam mê nghề nghiệp mà 2 thầy trò người tung, kẻ hứng, làm việc rất hiệu quả. Sách ra đúng thời hạn, kịp phát hành.


Có nhiều kỉ niệm khi làm cuốn sách nhưng đặc biệt nhất là việc chọn tên sách và việc bố cục nội dung cuốn sách. Xin được kể với gia đình và bạn hữu.
Quãng thời gian hoạt động ở Nam bộ từ 1927 đến 1930 và sự kiện "chi bộ Cao su Phú Riềng (do cha tôi là bí thư) đã lãnh đạo 5000 công nhân đấu tranh vũ trang, làm chủ đồn điền trong mấy ngày Tết" đuợc nhà sử học Hà Ân ghi vào cuốn hồi kí "Phú Riềng đỏ" và đuợc NXB Lao động phát hành năm 1963. Sau đó, cuộc vượt ngục Hoả Lò tháng 3/1945 do cha tôi lãnh đạo cũng đuợc ghi trong hồi kí "Thoát ngục Hoả Lò" (nhà văn Hà Thành Ân chấp bút), rồi cha tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN...
Thế mà anh em tôi định đưa phần hồi kí vào phần Phụ lục, ở cuối sách. Khi biên tập, đọc hết phần bản thảo, thầy nói: "Chốt của cuốn sách chính là 2 thời điểm 1930 và 1945. Theo thầy nội dung này nên đưa lên đầu". Và chúng tôi đã thực hiện theo ý tuởng của thầy. Có lẽ vì thế mà cấu trúc của cuốn sách thay đổi hẳn.
Đó là phần nội dung. Còn tên sách thì chúng tôi định chọn là "Thiếu tuớng Trần Tử Bình, người Công giáo yêu nuớc". Vì đúng như nhiều tuớng lĩnh, bạn chiến đấu của ông từng nói: Cha cháu là vị tướng duy nhất và Trung uỷ duy nhất xuất thân từ thầy Dòng. Vì là người có tri thức học đuợc trong truờng Dòng mà cha tôi hiểu đuợc điều hay lẽ phải, hiểu đuợc cái nhục mất nuớc; từ đó dám đứng ra vận động chủng sinh ủng hộ cụ Phan Bội Châu và huởng ứng tổ chức đám tang cho cụ Phan Chu Trinh trong phạm vi toàn quốc. Từ tình yêu đất nuớc, ông đã chuyển sang giác ngộ giai cấp và... Đó là lí lẽ của chúng tôi.
Thầy sau khi suy nghĩ kĩ đã bàn lại: Cuộc đời của cụ rất oanh liệt, cho đến lúc ngừng thở. Nhưng theo thầy, cái tên sách phải làm nổi bật được 2 sự kiện: "làm nên Phú Riềng đỏ 1930 - thời kì dựng Đảng và Tổng khởi nghĩa 19/8 - cướp chính quyền về tay nhân dân" của cụ thì đã là quá đủ.
Thầy trò, anh em bàn bạc. Và cái tên "TRẦN TỬ BÌNH, TỪ PHÚ RIỀNG ĐỎ ĐẾN MÙA THU HÀ NỘI..." đã đuợc chọn làm tên bìa sách. (Thầy tư vấn, dùng dấu chấm than "..."  đặt cuối câu để nói "còn hơn thế"!).
Hay, dở của cuốn sách thế nào, xin ý kiến độc giả nhưng với gia đình chúng tôi, chỉ biết nói lời "Cảm ơn!" với thầy giáo, nhà báo Phạm Đình Trọng!

2 nhận xét:

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.