Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Chuyện Zính bị đưa ra đồn CA (Bác Quốc)

Hai cầu thủ nhí năm 1985 ở nhà 99.
Những năm giữa thập kỷ 80, anh Sơn, Cường theo bố mẹ về dưới khu tập thể Kim Giang; trên nhà 99 còn lại Hùng và Zính. Hai tên thân nhau, cái gì ăn được cũng chia đôi, bố mẹ mua cho đồ chơi nào thì chơi chung. Bố Sắc ngày ấy đi xuất khẩu lao động ở Tiệp nên Zính ở nhà với mẹ Phúc. Zính láu lỉnh và có tính gan lì.
*
Hai đứa luôn được các bác, các chú chiều chuộng, thậm chí dùng làm "đồ chơi". Zính và Hùng dùng sân phía trong nhà 99 làm sân bóng và chia đôi tỉ thí. Chuyện đá bóng đã được bố Công kể trên blog. Bọn trẻ con nhà 99 nói chung ngoan nhưng cũng có lúc nghịch như quỷ nên nem nép khi bị dọa đưa ra CA đồn 10 trước cửa ga. Lần nào thấy bóng chú Hoa (đã sửa - NV) CS khu vực đến là im răm rắp.






Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tham gia lao động trong ngày đầu tiên của TTC.

Cháu Kiên - con chị Hiểu, vào Sài Gòn để thi vào Đại học Kinh tế TpHCM - sáng đó cùng với Hùng (11 tuồi, học lớp 5) xuống xưởng TTC , tham gia lắp máy dệt. Đây là hình ảnh trong ngày đầu tiên "khởi nghiệp" của Công ty TTC.





Buổi trưa, mỗi cu cậu làm một ổ bánh mì, sau đó nằm trên sàn nhà xi măng, đánh một giấc ngon lành.



Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Cây khế cổng nhà 99

Nhà ông Độ ở 97 có cây khế nhưng cành lại trùm sang nhà 99. Cây khế ngọt, quanh năm sai quả. Ai cũng nói "cây 97 mà lộc 99". Thế hệ con rồi cháu nhà 99 không thể nào quên. Những năm 60, 70, trưa hè tỉnh giấc là bọn trẻ con được ăn những lát khế thái ướp đường do bà Tâm chuẩn bị từ sáng. Ngon làm sao, nhất là vào những chiều hè nóng nực. Cũng vì tán lá trùm hết sang nhà 99 mà bà Tâm sang nào cũng phải quét ra tận cổng, thu 1 đống lá. Trẻ con ở phố qua cổng nhà 99 cứ lấy dép ném lên là có khế chén.
Đến năm 2005, bên 97 xây cao ốc, cây khế bị chặt. Trước đó Kiến Quốc tranh thủ chớp được pô ảnh 2 nhà cùng cây khế. Đến hôm nay Thành Công lại gửi đến ảnh đặc tả cành khế trĩu quả trước cồng nhà 99.
Đầu những năm 2000.

Góc nhìn từ cửa sổ nhà 99 sang cây khế nhà ông Độ.

Đây là kỉ niệm khó quên từng được nhà báo Hữu Việt viết trong bài Nhà số 99 in trong cuốn sách "Trần Tử Bình - Từ Phú Riềng đỏ tới mùa Thu Hà Nội...".

Cảm ơn chú em Lộc TTC

Chú em Tài.

Thằng em Lộc.
Chú Lộc có nhiều năm gắn bó với chị Vượng từ ngày trên Sông Bé, cuối những năm 1980, rồi về làm phó cho anh Công ở DNTN Dệt-May-Thêu TTC. Từ đó, Lộc thân thiết với cả nhà.
Năm nào cũng vậy, trước Tết, Lộc đều về quê Tiền Giang mang xoài cát Hòa Lộc lên làm quà cho mấy gia đình các ông anh, bà chị nhà 99.
Sáng nay, Lộc qua 1 Trương Đăng Quế mà chả ai có nhà. Vậy là gửi lại chút "quà độc" rồi sang anh Nghị, sau đó ra bưu điện gửi ra cho anh Trung.
Thay mặt đại gia đình 99, xin chân thành cảm ơn chú em. Chúc Lộc và gia đình 1 năm mới an khang, thịnh vượng!

Chuẩn bị đến ngày giỗ bà Tâm

Bà Nguyễn Thị Tâm của chúng ta mất ngày 18/3/2003, tức 16/2 Quý Mùi. Vậy là ba đi vừa tròn 10 năm. Năm nay trong Nam dự kiến tổ chức đám giỗ ở nhà Quốc, còn ngoài Bắc ở nhà Trung. Thông báo đến các thành viên nhà 99.

Ca khúc: Giàn thiên lí đã xa (ST: HP)


Sáng thứ hai nhận được mail của Phúc với mấy dòng: "Anh Quốc còn nhớ bài này không?" và lời Việt. Nhớ quá đi chứ, nhất là bác Lợi hay vừa ôm đàn ghita vừa hát nghêu ngao bên cửa sổ nhà 99 nhìn xuống đường.

Giàn thiên lí đã xa (Dân ca Ái nhĩ lan, Lời Việt:  Phạm Duy, Thực hiện: ca sĩ Ái Vân)

Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà.
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi.
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi.

Này, này nàng hỡi, nhớ may áo cho người.
Giàn thiên lý đã xa tít mù khơi.
Tấm áo cắt ngay đã cắt trên khăn mượt mà.
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua.

Tìm một miếng đất cho gã si tình.
Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xăm
Miếng đất cắt hoang, miếng đất ngay bên giáo đường.
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương.

Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời.
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi.
Lấp đất hố tôi, lấp nối đôi tay cô nàng.
Thì hãy chôn trái tim non buồn tênh.

Mời cùng nghe!

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Và đây là 2 anh em nhà Bim và Rio

Tết rồi, ông nội Chiến chụp được 2 ảnh của 2 anh em.
Hai anh em "cụ Lý" đón xuân mới Quý Tỵ.

Rio bản lĩnh, tự tin sau này chắc cũng sẽ kha khá? (Ông Chiên hy vọng).

Hai bạn cách đây hơn chục năm (Tư liệu TTC)

Quang sinh 30/4/1997, Mý sinh 16/3/1998. Lệch nhau 1 tuổi nên 2 bạn thân nhau từ bé cho tới giờ. Đây là hình ảnh Quang, Mý chụp trước cửa nhà Quang ở 385/14 Nguyễn Trãi, Q1 mà chú Công chú thích "2 chú chim non mới ra giàng". Ảnh chụp khi Mý 1 tuổi, có lẽ Tết 1999.


"Tôi với bà sau này sẽ chôn chung một lỗ" (Slide: TTC)

Lúc còn sống, Cha thường nói với Mẹ: "Sau này chết, tôi với Bà sẽ chôn chung một lỗ". Đấy là nguyện vọng của Cha, được tâm sự thường xuyên với người bạn đời.

Thế là ngày 28-12-1996, nguyện vọng của Cha đã được "thực thi".


Ngày 27-12-1996,
Các con,cháu phải xuống "nhà
cũ" của Mẹ, đê chuẩn bị các "thủ tục dọn nhà". Trên các bức hình còn hiện rõ : công việc diễn ra từ giờ Ngọ, cho đến mãi gần 3 giờ chiểu mới "dọn dẹp" xong. Anh Ngân thắp nén hương cuối cùng dưới "nhà cũ". Sau đó đưa Mẹ đi "tắm rửa" và đợi đến sáng hôm sau (28-12-1996), mới lên đường "về với Cha". Ông Cả không quên xách tấm bia trên mộ chí của mẹ về "nhà mới".




Sáng sớm 28-12-1996,
Cả nhà, đầy đủ: cô Lành (em gái Cha), các con, dâu, rể, các cháu gọi bằng Bác, Chú, Thím ở Thái Bình, Nam Định; các cháu gọi bằng Ông Bà, lên đường đi nghĩa trang Văn Điển từ 3 giờ sáng - là giờ tốt "di chuyển Mẹ đi". Anh Ngân "điều" một xe Hiace của VNAirlines (nhờ chú Tiêu) đi "hướng chính", còn một xe buýt thì đi "nhà mới" của Mẹ. Ông Bùi Đức luôn có mặt trong những ngày trọng
đại của gia đình.

 Đến 6 giờ, cả đoàn "về tới nhà mới của Mẹ". Cha đang "chờ ở đó" ! Cụ Tích làm thủ tục "xin phép động nhà động cửa"... . Đến 7.30 - 8.00 giờ, công việc đâu vào đấy, cụ Tích lại khấn lần cuối, cả Đại gia đình xúm quanh Cha Mẹ - Ông Bà - chụp ảnh kỷ niệm. Sau đó về nhà 99 tổ chức bữa cơm "tân gia" của mẹ, thực hiện đúng "ước nguyện" của Cha.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hai cầu thủ "nhí" của gia đình 99 những năm 80 (TTC)




Hai đứa đi Đồ Sơn cùng Bà.
Có những kỷ niệm không bao giờ quên được tại ngôi nhà yêu quý của chúng ta - 99 Trần Hưng Đạo. Những năm này, chỉ mới có "tam đại đồng đường" thôi (ba thế hệ sống trong một ngôi nhà "biệt thự")! Bà Hưng, các con Bà và các cháu Bà.

Trong số cháu lúc đó, có hai cháu trai là Tí Bủm (Hùng) và Dính là Bà Hưng "chăm chú" nhiều hơn, vì Dính thì bố đi "làm cách mạng" ở Tiệp, cón Tí Bủm thì "ghẻ lở" nặng quá !!!

Trong nhà có bác Quốc, lúc này cũng còn "rộng cẳng", nên hay tập trung chú ý vào hai cu cậu này hơn cả. Kỉ niêm vui nhất của bác Quốc với hai cu cạu này là "tổ chức" một trận giao hữu "bóng đá mini" ngay trong sân nhà .



  Đây là hình ảnh độ tuổi của hai cầu thủ nhí này.
  Một bên là Dính, một bên là Tí Bủm, tất nhiên
  trọng tài phải là bác Quốc rồi.

  Hai cu cậu cũng "ganh đua" ra phết. Nhưng có
  lẽ Dính chơi hay hơn, sức cũng "đô" hơn Hùng.
  Vì lúc đó cô Phúc và Dính "rủng rỉnh" lắm, có
  "viện trợ" nhiều từ bố Sắc, nên Dính thường
  xuyên được ăn món gan áp chảo, nấu thơm
  phức cả sân.


Dường như trọng tài thấy Tí Bủm ở vào thế "bất lợi", trong khi Dính đã dẫn được bóng trong chân tiến về khung thành của Bủm... Bất ngờ "ông" trọng tài ôm chặt lấy cu
Dính !!! Vậy là Tí Bủm tranh thủ "cướp" ngay bóng, chạy "một mạch", đá vào gôn Dính.



Dính chỉ còn cách "lăn ra sân" và "giãy đàng đạch",
khóc thét lên "giận hờn", nghẹn ngào trong tiếng nói:
- Ứ chơi với bác Quốc đâu! Tại bác Quốc, cháu không chịu đâu!
Còn Tí Bủm - người "thắng cuộc" do "ăn may", thì ngồi cười ngặt nghẽo, được bác Quốc nắm tay dơ lên, tuyên bố là người thắng cuộc !
Sau khi Dính nín khóc, bác Quốc cười và tuyên bố lại:
- Hôm nay hai đội đá hòa, không ai thắng ai cả !
Lúc đó Dính mới chịu và vẻ mặt tươi hơn khi ngồi vào mâm cơm có món gan áp chảo, mời Hùng sang cùng "thường thức".

Giới thiệu sách mới (Kiều Mai Sơn)

Biết cụ Trần Tử Bình là cựu tù Côn Đảo 1930-36, Kiều Mai Sơn đã gửi tới các thành viên Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo thông tin về cuốn sách "Những chiến sĩ cách mạng vượt ngục tù Côn Đảo". Cảm ơn Sơn!
Trang thủ tục.

Bìa sách.

Trang 5.

Bác Nguyễn Chánh gái tròn 100 (KC)

Anh Tường gọi điện vào báo: TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ tổ chức mừng bác Nguyễn Thị Trinh (bác Chánh gái) nguyên Phó chủ tịch TW Hội tròn 100 tuổi  với 83 năm tuổi Đảng. Có lẽ bác là đảng viên duy nhất được kết nạp từ 1930 hiện còn sống tại Việt Nam.
Lễ mừng đại thượng thọ sẽ được tổ chức vào  đầu tháng 3-2013, tại Hôi trường Nhà khách phụ nữ, 20 Thụy Khê (vị trí Trại nhi đồng Miền Bắc cũ). 
Gia đình bác Chánh thân tình, quan hệ rất gần gũi với nhà ta. Anh em ta sẽ đến chúc thọ bác.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

"Tại sao bố lại gọi ông là Cha ?" (TTC)


Trong một bữa cơm tối, con dâu Đào, nhân chuyện
về blog "Đại gia đình 99...", hỏi bố : "Tại sao bố lại
gọi ông nội là Cha, con thấy hiếm ?".

Kể ra thì Ông Nội chưa có một lời giải thích nào về cách xưng hô này. Nhưng trong suy nghĩ của mấy người con của Ông Nội, thì lý giải "có vẻ" hợp lý nhất là: Cụ bà, Cụ ông Nội là người công giáo, tên Cụ ông là Phê rô Phạm Văn Cống, tên Cụ Bà là Maria Nguyễn Thị Quế. Mà Cha cố (father) trong nhà thờ là con người cao quý nhất. Cho nên trong gia đình công giáo bấy giờ, con cái gọi người sinh ra mình cái tên cao quý này.
Vậy là từ thế hệ Ông nội các con đã có cái tên gọi "Cha" này rồi. Khi bố và các bác, cô, chú sinh ra, thì theo "cái nếp" này. Thấy Ông gọi Cụ là Cha, thì bố và các bác, các cô chú cũng gọi Ông là Cha. Các con có thể thấy cách xưng hô của Ông nội với Cụ nội trong bức thư "vĩnh biệt" của Ông gửi, khi Cụ Nội mất 1966 - Cụ mất, ông không về đưa tang được, phải làm việc ở Trung Quốc.





"Cha ơi, Cha ơi !                                    

Một đời cần cù lao động,
Tay xách, nách mang
Một gánh bên nồi, bên con,
Nay Đông mai Bắc.
Một đời lầm than vất vả.
Nay đến khi tắc thở,
Cha con cũng chả gặp nhau,
Con ân hận vô cùng !

Nhưng công tác cách mạng là trên hết.
Cha, Con xa cách nhưng lòng con Hiếu thảo,
Cha biết cho lòng con.
Xin vĩnh biệt Cha từ đây,
An giấc ngàn thu.

Con của Cha Trần Tử Bình - 11/4/1966 "





Bữa cơm gia đình ở nhà Quốc, Vân Anh

Hết tết, vợ chồng chú em Quốc Anh cùng 2 cháu Xuân Anh, Bon quay ra Đà Nẵng nên có bữa cơm chia tay tại nhà bà chị cả. Tết này Thúy Anh và cháu Quậy về ăn tết. Năm tới cháu đi Mỹ hoặc Anh học đại học. Ông ngoại hơi mệt nên không sang dự nên cử bà đi thay. Chị Bình (từng chăm Mý từ ngày mới sinh tới 3 tuổi) sang cùng con trai thứ 2.
Các món ngon của Công Vượng tặng trước tết được mang ra phá cỗ. Chị Quậy và Mý chế biến món shusi rất khéo. Thịt bò cây Úc của mẹ mua về được làm món bò lúc lắc. Cũng 2 mâm, nhẹ nhàng, ấm cúng.
Mâm người lớn.
Mẹ Thúy phụ trách mâm trẻ con.

Các món ăn.


Hai đầu bếp.

Con chị Bình không ăn, chỉ mê xe cứu hỏa.


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Bạn cũ gặp nhau

Nhân ngày đầu xuân, anh Vũ Minh Trực (con chú Vũ Lập) vào SG, anh Chiến hẹn anh Hoàng Quốc Trinh (con bác Hoàng Văn Thái), cũng là bạn học Quế Lâm 1953-57 gặp nhau. Vậy là ba bạn học từ thuở "mặc quần thủng đít" sau nửa thế kỉ gặp nhau tại đất phương Nam.

Đây là con trai của 3 vị tướng từng phụ trách Trường Lục quân thuở ban đầu: cụ Hoàng Văn Thái - Hiệu trưởng Quân chính kháng Nhật từ 5/1945 đến 8/1945; cụ Trần Tử Bình - tiếp nhận trường của cụ Thái và là Hiệu phó, Chính trị ủy viên Trường Quân chính VN (9/1945, sau đổi là Cán bộ VN) rồi Võ bị Trần Quốc Tuấn từ  14/5/1946 đến 12/1946, từ 1950 tiếp tục là Chính ủy tới 1956; cụ Vũ Lập - cán bộ Phòng Huấn luyện của Võ bị 5/1946.
Thời gian qua đi làm diện mạo con người đổi thay nhưng cái tình thì bất biến!

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Đại gia đình 99 đi du lịch Phú Quốc, tháng 8-2011 (Video: TTC)




                                                                                 
                                                                                
            Buổi tối , sau khi "an tọa nơi ăn chốn ở" -
      bây giờ ta gọi là "chếch-in" - cả nhà tìm được
     nhà hàng  "đắt khách" nhất Phú Quốc, để
     thưởng thức ẩm thực xứ đảo này.

   Chất lượng cũng không có gì đặc biệt. Chắc chủ
   nhà hàng cũng từ Kiên Giang hoặc Sài Gòn ra,
    nên cũng tương tự như làng nướng trong ta?!!!



Sáng hôm sau đi thăm cơ sở sản nuôi cấy ngọc trai. Mọi người hiểu thêm được quá trình tạo ngọc của trai biển. Con người muốn mầu nào, là tạo được mầu đó !!!

     Thăm quan nhà tù Phú Quốc (xây dựng thời Mỹ
    ngụy). Khiếp thật !Toàn là dây thép gai, sao mà
    thoát nổi.
  
    Nơi đây, dưới thời Mỹ ngụy, giam cầm các chiến
    sỹ giải phóng và bộ đội miền Bắc bị bắt trong
    các cuộc giao tranh.

     Ấn tượng "ghê rợn" nhất là chuồng cọp. Để tra
     tấn tù nhân. Vào buổi trưa nắng gắt, chúng nhốt
     3 người vào cũi kẽm gai dài chừng 2 m, bằng
     cách đạp từng người vào !!! Da thịt nào mà chịu
     nổi ???.
                                                                               



Sau đó về bãi tắm Tiên - được coi là đẹp nhất Phú Quốc lúc đó - để ăn trưa. Bãi biển hoang sơ, sạch, nước trong xanh, lặng sóng. Với tài sản này của thiên nhiên, thì phải có một nhà đầu tư "tầm cỡ" , thì mới "ra tiền của" được.

Ăn xong lên xe ra về, tìm không thấy hai bố con nhà Sơn !!! Cả nhà "nháo nhào"... Hóa ra hai bố con ra bãi biển bên cạnh thuê ghế bố nằm ngủ !!!

Ghé thăm quan nơi sản xuất nước mắm- đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc. Quay về resort "hưởng thụ" !!!!











Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Thư từ Eric Panthou (Paris, Pháp)


Dear Tran Kien Quoc

As you see in this list, 'The red earth' was choosen by the best specialists about Viêt-nam history in the top ten Vîet-nam book.

So, we are proud to publish this testimony in two weeks in France.

Thuesday, I will be in a conference about the book at the university of Clermont-Ferrand. I think, many people will be here.

I will mail you when the book will be finish to be print, I think in 10 or 14 days.

Best regard

Eric Panthou
from France

Lễ truy tặng Huân chương Sao vàng cho Cha trần Tử Bình, 14-1-2008 (phần 2)

Sau phần thủ tục trao tặng huân chương, ban tổ chức đã chuẩn bị những li rượu vang Đà Lạt (do đã thống nhất với gia đình "người VN dùng hàng VN") cho Chủ tịch nước và Bộ trưởng Ngoại giao chia sẻ niềm vui này với gia đình. Lần lượt từng vị khách có mặt mang li rượu của mình lên cụng li với Chủ tịch nước. Không khí ấm cúng, trang trọng nhưng rất vui vẻ, gần gũi. Anh Chiến lần lượt giới thiệu với anh Sáu Phong từng thành viên trong gia đình và từng vị khách mời của gia đình. Đúng là có được vinh dự này không chỉ là cống hiến của cha mẹ mà còn là của những bạn bè, đồng đội, những cơ sở cách mạng, quê hương. Anh Sáu Phong thân mật trò chuyện cùng từng người. 
Cuốn sách "Trần Tử Bình - từ Phú Riềng đỏ tới mùa Thu Hà Nội..." được trao tặng cho Chủ tịch nước và Bộ trưởng Ngoại giao. Anh Sáu Phong đã chụp ảnh với toàn bộ khách mời cùng gia đình rồi chia tay.
 
                                                                                                           
 
 
 
Tối hôm đó, trên chương trình Thời sự 19.00 của VTV1 có đưa tin "Bộ Ngoại Giao đã tổ chức long trọng Lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Trần Tử Bình". Cả nhà nóng lòng ngồi chờ "sự tôn vinh của nhân dân Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và lịch sử Việt Nam" cho Cha Trần Tử Bình, được phát trên sóng truyền hình quốc gia.
 
 
      

Lễ truy tặng Huân chương Sao vàng cho Cha Trần Tử Bình,14-1-2008 (Biên tập video: TTC, Lời bình: KQ).


Theo chương trình từ Văn phòng Bộ Ngoại giao gửi xuống, chiều tối 14/1/2008, Lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho đ/c Trần Tử Bình sẽ được tổ chức tại Nhà khách Chính phủ (Bắc bộ Phủ năm xưa); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đến dự và trao tấm huân chương cao quý này cho gia đình. Thông tin này được báo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình 99. Riêng các gia đình trong Nam thu xếp bay ra. Nhà bác Chiến Hà có thêm 2 cháu Dũng, Trang; bác Hồng cùng bay ra với bác Triết. Hòa Nghị cùng ra với Bồ Nông. Còn Quốc, Vân Anh và cháu Mý đã có mặt ở HN từ đầu năm. 
Danh sách khách mời được chuẩn bị kĩ càng, thông qua bác Chiến, rồi gửi lên Bộ Ngoại giao. Chủ yếu con, cháu trong gia đình, họ hàng gần, gia đình bạn chiến đấu thân thiết của cha mẹ. Cháu Hải con chị Mỹ đến cùng 4 em con cô Lành  (em  gái cha) từ Ân Thi lên; đại diện xã Tiêu Động, thôn Tiêu Thượng quê nội cũng được mời cùng nhà văn Hoàng Giang Phú - tác giả của truyện kí "Trọn đời vì nghĩa cả". Các lão tướng Võ bị 1 (trung tướng Đỗ Đức, thiếu tướng Triệu Huy Hùng) - học trò của cha có mặt. Nhà bác Bái (anh Quang, Cử, Minh) đồng hương Tiêu Thượng gần gũi; anh Đỗ Long (con chú Mô cơ sở của cha năm 1941 ở Tam Nông, Phú Thọ), anh Nguyễn Chiến (nhà chú Khai), Tiến Bắc (nhà cô Hà Thị Quế, chú Tỉnh), Quang Bắc (nhà chú Đạo), Thắng Ngớ (nhà cụ Trần Duy Hưng), Trần Điền (nhà chú Trần Độ), chị Hương (nhà cụ Nguyễn Khang), anh Tường (nhà bác Chánh), vợ chồng Chí Hòa (nhà cụ Lê Chưởng), Thắng con bác Tư Thủy, Vân con bác Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng, Kiên con trai Sư Thu... cùng bạn bè thân thiết của gia đình (Hữu Việt, Hoa Tuấn...). Anh Dương Trung Quốc đồng nghiệp của bác Chiến luôn có mặt trong những sự kiện lớn của gia đình. Cánh báo chí có VTV, báo Tiền phong (đệ của Hữu Việt), CAND (Duy Hiển); còn nhà ta có 2 tay máy Việt Dũng và Zính thay nhau ghi hình.

Phần 1 - đón khách. Anh Sáu Phong đến đúng giờ, đi vào từ cửa trông ra Vườn hoa Con Cóc. Anh Sáu nhận ra bác Triết nhà ta từng giúp việc khi còn ở Tp và Vượng khi còn ở Cty 3/2 trên Sông Bé. Sau khi bắt tay mọi người, anh vào phòng khách nhưng không ngồi vào ghế đã được bố trí ở trung tâm mà ngồi ngay xuống ghế phía gia đình cùng trò chuyện. Anh Chiến thay mặt gia đình báo cáo tình hình gia đình. Cháu Dũng được ra chào Chủ tịch nước. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cùng các thứ trưởng ngồi đối diện với gia đình.


Phần 2 - Thủ tục. Chánh văn phòng Hoàng Vĩnh Thành (con cụ Hoàng Minh Giám) chủ trì buổi lễ. Sau phần giới thiệu đại biểu, Thứ trưởng thường trực Phạm Bình Minh (con chú Nguyễn Cơ Thạch) lên đọc quyết định điều chỉnh huân chương của Chủ tịch nước. Sau đó anh Sáu Phong lên trao huân chương cho gia đình. Anh Chiến đã đại diện lên nhận. Quả thật lúc đó ai cũng xúc động, vì Nhà nước, nhân dân đã đánh giá đúng công lao của cha. Tiếp theo là bài phát biểu của Chủ tịch nước. Việc anh Sáu Phong đến dự và trao huân chương cho gia đình vô tình có ý nghĩa trùng hợp: Cha Trần Tử Bình từng lãnh đạo 5000 phu cao su nổi dậy cướp đồn điền Phú Riềng trong 3 ngày tết 1930, trên đúng mảnh đất mà sau này anh Sáu là bí thư Sông Bé thời kì đổi mới. Bài phát biểu ngắn gọn, xúc tích.
 
 

Kế đó là phát biểu cảm ơn của bác Chiến. Anh Chiến đánh giá cao vinh dự này của cha thuộc về nhân dân, quê hương, các cơ sở cách mạng, đồng đội trong thời kì bí mật và kháng chiến chống Pháp, đồng nghiệp trên mặt trận ngoại giao và vinh dự này còn thuộc về mẹ Nguyễn Thị Hưng - người đồng chí và bạn đời thân yêu của cha. Chúng ta có niềm vinh dự là được đón nhận tấm huân chương cao quý ngay tại nơi mà cha và cụ Nguyễn Khang lãnh đạo quần chúng cách mạng xông vào cướp chính quyền, sáng 19/8/1945. Ngay sau bài phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao đã lên tặng hoa chúc mừng.

 
(Còn tiếp).

Yêu lắm Hồ Nghĩa Dũng ! (Ảnh: bà Phúc)

Sáng nay mở mail thì nhận được 3 ảnh của cháu Ngoạm. Cháu ngoan và xinh trai. Ông bà phía Nam thấy vui vì cháu mạnh khỏe, chóng lớn. Cứ thế nhé! Hẹn gặp cháu.
Bộ trưởng Giao thông tương lai.

Cháu đang hát à?

Kháu khỉnh làm sao!

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Bữa cơm tối 6 tết ở nhà Hòa Nghị

Tối 6 tết, nhà 99 phía Nam lại tụ bạ ở nhà Hòa Nghị nhân dịp cháu Long hoàn thành bằng thạc sĩ Kiến trúc và sau 8 năm mới có cái tết tại gia, đặc biệt là nhà có thêm thành viên mới Stephany. Hai bác Chiến Hà đến cùng mẹ con Cún, hỏi ba đi đâu thì Cún nói: Ba cháu đi nhậu với bạn. Anh Dũng, chị Dung chưa về. Hùng Đào khai xuân quán trên Thủ Đức nên vắng mặt, chỉ có bố mẹ Công Vượng. Nhà Quốc đủ bộ 3 cùng với chú Hùng Vải hàng xóm.



Mẹ Hòa chuẩn bị bữa tiệc nhẹ nhàng với khô cá sặc, sushi trứng cá hồi, nộm su hào... và kết bằng bún thang. Steph được Long cho thử tí mắm tôm, tuy không thích nhưng cũng làm hết bát. Ai cũng mong cháu hòa nhập. Còn nghỉ chờ thủ tục 2 tháng nữa nên Steph tranh thủ thiết kế nội thất cho khách hàng ngoài HN.
Tới 9g thì kết thúc.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Bạn cũ gặp nhau (KC)


Anh Vũ Minh Trực, con chú Vũ Lập, học cùng lớp vỡ lòng với anh, anh Hoàng Quốc Chinh  tại Trường Thiếu nhi Việt Nam đóng ở Quế Lâm, Trung Quốc. 
Chú Vũ Lập là một trong 34 chiến sỹ cũa Trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sau Cách mạng tháng 8-1945, cha được giao nhiệm vụ Chính ủy Trường Quân chính Việt nam, thì chú Vũ Lập cùng bác Vương Thừa Vũ  (những người từng học qua Trường Quân sự của Trung hoa dân quốc) được Trung ương điều về trường phụ trách huấn luyện. Khi Trường Lục quân Việt Nam chuyển về Quế Lâm, đào tạo Khóa 9 vào cuối 1954, cha cho đón các con cái bạn bè thân thiết ra thăm  Trường Lục quân. Trong đó anh còn nhớ có anh Nguyễn Văn Tam, Vũ Minh Trực, Hoàng Quốc Chinh. Quan hệ bạn bè gắn bó giữa anh và anh Trực bắt đầu được duy trì từ những ngày ấy cho đến nay.
Sau khi từ Trung Quốc về nước vào 6-1958, anh Trực lên sống trên Quân khu Tây Bắc, nợi chú Vũ Lập công tác. Năm 1965 sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh Trực nhập ngũ, trúng tuyển đi đào tạo lái máy bay chiến đấu tại Liên Xô. 
Năm 1980, anh Trực và chị Liên tổ chức đám cưới, mẹ và anh đến dự. Mẹ và chú Vũ Lập sau nhiều năm  gặp lại nhau, trò chuyện rất vui.
Sáng ngày 6 Tết Quý Tỵ, gia đình anh Vũ Minh Trực cùng cháu Trí  đến chơi, chúc tết. Đây là lần đầu tiên cả nhà anh Trực đến  nhà L44-45 đường 11 Trần Não, quận 2. Xin giới thiệu với cả nhà tấm ảnh về cuộc gặp gỡ đầu xuân này.
Cháu Trí hiện nay có một CLB Súng sơn  Trí-Long tại Q 12, thường xuyên tổ chức thi đấu. Trí hiện là thành viên Liên minh CLB Súng sơn thế giới. Đội súng sơn của CLB Trí- Long từng đoạt huy chương đồng trong cuộc thi vô địch súng sơn Châu Á vào 6-2012.
Để hỗ trợ cho  câu lạc bộ, anh đã mời Phó chủ tịch Olimpic Việt Nam  Hoàng Vĩnh Giang (bạn học cùng lớp tại Quế Lâm). Anh Giang kéo được Phó giám đốc Sở Văn hóa -thể thao-du lịch  Tp Hồ Chí Minh Mai Thế Hùng đến thăm CLB. Cả 2 nhà quản lý thể thao rất thú vị khi tiếp cận với bộ môn súng sơn mới  xuất hiện ở Việt Nam. Hiện CLB và Sở Văn hóa- thể thao-du lịch có quan hệ hợp tác khá tích cực.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Bim và Rio ăn tết ở Singapore (KC)

Mời cả nhà cùng xem!

Giỗ cha ở Matxcova (HP)


Hôm qua Phúc cũng làm cơm giỗ cha như mọi năm và mời nhà cô Hương, chú Lộc hàng xóm sang ăn tối cho vui. Mời cả nhà xem không khí Tết ở nhà Phúc.



Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Giỗ Cha ngày 3 Tết Quý Tỵ 2013 (12/2/2013), tại nhà ông Cả (TTC)

Trưa ngày 3 Tết Quý Tị 2013, tề tựu đông đủ tại nhà bác Cả, các gia đình phía Nam đã tổ chức bữa tiệc Giỗ Cha thịnh soạn, vui vẻ. Chỉ thiếu vắng "thế hệ thứ ba và thứ tư": vợ chồng Cường Nhuần về ngoại, vợ chồng Dũng Dung đi Singapore, Quang + Bồ Nông du học.

Duy nhất khách mời của gia đình là con rể Bác Trần Xuân Độ+Cô Hà Giang, anh Văn Anh. (Nhận lời mời trong Tết, song cô Hà Giang đã 97 tuổi nên việc đi lại không dễ dàng...).

Mỗi nhà một món "góp giỗ": Chiến Hà - gà luộc, xôi gấc, nem rán.
                                           Quốc Vân Anh - xôi trắng, bò xào hành tây
                                           Công Vượng - cá sống nước tương mù tạc
                                           Nghị Hòa - cà ri dê bánh mì
                                           Cháu Dương Trang - xa lát Nga.

Đặc biệt, giỗ này chị em phụ nữ thấy "mạnh rượu" hơn hẳn "bình thường": hai chai rượu vang "bottom up" !!!
                                  

Giỗ lần thứ 46 của ông Trần Tử Bình tại TpHCM

Sáng 3 tết, tại nhà bác Chiến đã tổ chức đám giỗ lần thứ 46 của ông. Lần này vắng gia đình Dũng Dung; 2 cháu đưa Bim và Rio sang Sing nghỉ tết kết hợp công việc. Cường Nhuần đưa con gái về thăm ngoại dưới Tiền Giang.
Đã có lời mời cô Hà Giang nhưng bà già yếu nên hẹn lần sau và cử anh Văn Anh (chồng chị Lượng) sang thắp hương cho ông Bình. Lần này có thêm Steph vợ Long. Cháu nhanh chóng hòa nhập với gia đình ta.
Con, cháu gặp nhau cùng nhớ tới ông bà.
Dưới đây là slide show đám giỗ.

Gia đình Cún cùng ông bà ngoại đi chợ hoa Nguyễn Huệ

Ngày mùng 2 Tết, ông bà ngoại, bố Dương mẹ Trang đưa Cún đi chơi Đường hoa Nguyễn Huệ. Năm nay Bim, Mèo-Rio cùng ba Dzũng, mẹ Dung sang Sing đón Tết nên Cún là trung tâm của cả nhà. Cún mặc áo dài, vui vẻ cùng cả nhà thưởng ngoạn hoa Tết.
Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ được bài trí khá đẹp, người chơi Xuân ngày mùng 2 Tết khá đông. Ông bà, bố mẹ thấy Cún thích thú ngắm những loài hoa, chụp ảnh kỷ niệm bên những vạt lúa, ao cá, bụi tre, 12 con vật được bố trí theo con giáp... 
Cún  Tết này lớn hơn, đã là học sinh lớp 1 nên sức khỏe dẻo dai, đi mãi không mệt. Chủ động kéo ông bà, bố mẹ theo mình. Trước khi ra về còn ăn kem, uống nước  trước hiên khách sạn Palaca với giá trên trời. (Bốn cốc kem  và một cốc cafe sữa đá có giá là 350k, một chai nước lọc  loại 0,5 lit có giá  90 k. Thôi thì Tết  Nhà hàng cũng phải kiếm thêm, song đó là một kỷ niệm về  dịch vụ ngày Tết  Quý Tỵ).
Mời xem slide show!

Hoa đẹp xuân Quý Tỵ (TTC)

Tết này, nhà Công Vượng có được cây mai và đào ra hoa, trổ lộc rất mỹ mãn. Muốn "khoe" với anh chị em và mong muốn hoa-chồi lộc này là những lời chúc Phúc - Tài - Lộc tới các gia đình trong Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo chúng ta.

Đào nở hoa.

Mai trổ bông.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Nhà Mý, ngày 1 tết

Mời xem!

Loạt bài trên QĐND nhắc tới ông Bình

Mời đọc những bài sau!
Đặc biệt có bài Trường mẫu giáo mang tên TRẦN TỬ BÌNH  ở thôn Phúc Tá, Ân Thi, Hưng Yên.

Tin cũ đọc lại: Tặng tượng đồng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Bảo tàng Lịch sử quân sự

MỜI ĐỌC!

Vũ khúc Tây-ban-nha, bản nhạc ngày bé bọn trẻ con 99 hay chơi ghi-ta

Ngày anh Triết về làm rể có mang theo 1 cây ghi-ta. Thế là Quốc, Công xách lên trường Trỗi, khi đó đóng ở Hưng Hóa, Phú Thọ, bên bờ sông Thao. (Chắc anh Triết cũng không hài lòng lắm, nhưng vẫn phải chiều em vợ?).
Lính Trỗi ngày đó có phong trào học ghi-ta, thầy Tư, thầy Bổng, thầy Văn chơi thì hay rồi; nhưng bọn trẻ con - Tất Thắng, Toàn Thắng, Phước Bình... cũng chơi không kém. Thế là thằng biết dạy truyền khẩu cho thằng không biết. Cứ rảnh ra là tập, thậm chí mấy phút giải lao giữa 2 tiết học cũng chạy về nhà bập bùng. (May mà lớp học sát nhà). Chữ đề tên nốt dán cả lên cần đàn. Vậy là cây đàn của nhà 99 có vị trí "oách" ở trường.
Lê Chí Hòa tập cùng Kiến Quốc, Tấn Lợi. Ngày nghỉ không đi chơi thì Công lên nhà mấy ông anh tập tọe chơi. Lớp Công có Đoàn Khánh, Hội "tè" chơi cũng khá lắm. Bản nhạc 'Vũ khúc Tây-ban-nha' là 1 trong những bản nhạc đầu tiên.
Ngày trường Trỗi giải thể, về HN, Nghị được học thầy Trường Giang (dân Tocontap, cùng nhóm với Hải Thoại). Bài bản hơn. Tiếc là thầy mất sớm vì bạo bệnh.
Tết, lên youtube thấy bài này, vội link về nghe để nhớ lại kỉ niệm cách đây đã gần 45 năm.
Mời nghe!

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Chúc tết


Năm mới Quý Tỵ 2013, gia đình Công Vượng Hùng Đào Quang xin kính chúc các gia đình thế hệ thứ Hai, thế hệ thứ Ba của Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo - con, cháu ông Bình bà Hưng - có sức khỏe tốt, chăm lo con cháu ngoan khỏe mạnh, thanh thản trong cuộc sống, làm ăn trôi chảy, luôn hướng về "Đại gia đình 99 Trần Hưng Đạo.
Công Vượng Hùng Quang Đào. 
---
Nhan ngay mung 1 tet Qui Ty, dau xuan Gia dinh chung em xin kinh chuc Bac Chien, Bac Hong va Xin chuc toan the Dai gia dinh 99, gom cac con trai, con gai, con dau, cac chau dau, chau re, cac chau the he sau mot nam moi doi dao suc khoe, vui ve, hanh phuc, an khang thinh vuong.
Xin cam on loi chuc chan thanh cua Bac Chien va thay mat chau Ty cam on loi nhan tin rat thanh y cua Chu Cong co Vuong. Gui loi chuc than yeu den em Phuc va cac chau o xa to quoc, luon manh khoe, thanh dat.
Hy vong tinh ruot thit mai mai truong ton trong dai gia dinh lon chung ta.
Gia dinh Loi Nguyet Ty.

Happy New Year! (ABBA)

Mời cùng nghe!

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Văn hóa tết nhà 99

Cứ tết đến, anh chị em nhà 99 có tục lệ biếu quà, gọi là nhớ đến nhau. Đặc biệt nhà Công Vượng năm nào cũng tặng mỗi nhà ở Tp chậu phong lan Hồ Điệp nhập khẩu từ Đài Loan về (có cư dân trong khu Phú Gia buôn hoa về mà) cùng với dăm cái bánh chưng (cũng đặt riêng). Đây là nét văn hóa đẹp.
Chậu lan đón xuân bên cây đàn của Mý.

Có cả bánh cô Vượng biếu.
Anh chị em nhà 99 bỏ nhà nước từ lâu nên chẳng có thói quen "đi phong bao cho sếp". Chúng tôi chỉ vì tình thôi. Còn với anh em công nhân là lính trong Cty thì: cấm không được đến nhà sếp biếu quà, tiền ấy dành cho vợ con.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Chúc tết của bác Cả


8 giờ 8-2-2013 tức  28 Tết năm Mậu Thìn.
Năm mới  Quý Tỵ sắp đến, chúc cho mỗi gia đình của tám anh chị em Nhà 99  một năm mới  có sức khỏe, vui vẻ, may mắn. Mong các cháu thế hệ thứ 3  hạnh phúc, thành đạt trong sự nghiệp, học hành tiến bộ. Các cháu thế hệ thứ 4 khỏe mạnh, luôn là niềm vui cho ông bà, cha mẹ.
Riêng  gia đình cô Phúc, các cháu Minh, Đức sống xa quê hương. Mọi người Nhà 99  mong ba mẹ con có sức khỏe, may mắn trong năm mới.
Mong cho quan hệ anh chị em, con, cháu trong Nhà 99 luôn gắn bó với nhau như ước nguyện của cha mẹ.
Trần Kháng Chiến

Viếng mộ bố - bài viết của Hải Trâm

Sáng 28 Tết Nhâm Thìn, qua thăm nhà Trần Hải. Khánh Trâm, vợ Hải, đã tặng bài viết về thăm mộ chú Trần Độ ở Thái Bình năm rồi (đúng 10 năm chú mất), đăng trên 'nguyentrongtao'.
Xin đăng tải trên trang '99thd' như 1 nén tâm nhanh thắp cho người chú - đàn em và là đồng đội của cha, đồng hương Thái Bình với mẹ - nhân dịp năm mới Quý Tỵ sắp sang.
Mời cả nhà cùng đọc!

Phim về quan hệ Việt - Trung trên blog Cao Cẩm Quỳ

Mời xem!

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thư chúc tết của anh Trần Thắng (nhà 97 Trần Hưng Đạo) gửi nhà 99


Bài viết về cơ sở cách mạng của ông Bình, bà Hưng trên Báo QK3 số Tết Quý Tỵ (Kiều Mai Sơn)

Là cơ sở của ông Bình, bà Hưng và nhiều đồng đội thời kì bí mật ở thôn Đoan Vĩ, Thanh Liêm, Hà Nam, ông  Vũ Văn Dung đã làm tròn bổn phận của 1 công dân yêu nước được giác ngộ cách mạng. Ông từng được giao nhiệm vụ bảo vệ cụ Trần Tử Bình rút lên Cổ Động (thời gian trong bài ghi là tháng 4/1944, sợ có chút sai sót vì khi đó ông Bình đã bị giam ở Hỏa Lò - TKQ).
Nay ông đã 85 tuổi đời, 62 tuổi Đảng nhưng còn minh mẫn và là Chủ tịch Hội Khuyến học dòng họ Vũ ở Thanh Liêm.
Mời đọc bài viết này! (Cần xem rõ thì click vào ảnh).

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Hai người bạn già (KC)


Chú Chân và ông Glazunov.



Chú Nguyễn Thọ Chân là bạn - đồng chí  thời hoạt động bí mật của cha. Năm nay chú vào  tuổi 93, sức khỏe có kém đi theo năm tháng, song đầu óc còn rất minh mẫn. Trong thời gian qua,  anh em chúng ta  thường xuyên đến thăm chú.
Chú Chân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Liên Xô từ đầu 1967 đến cuối 1971. Trong trao đổi biết chú nhớ nhiều cán bộ Ban Đối ngoại Đảng cộng sản Liên xô; trong đó có Tiến sỹ Glazunov Evghehnii Petropvich - Vụ trưởng trực tiếp phụ trách quan hệ với Đảng ta.
Ngày 26-1-2013, một đoàn các bạn quốc tế gồm 35 người, từng  ủng hộ cuộc kháng chiến chống  Mỹ của nhân dân ta đến tp Hồ Chí Minh, tham gia cuộc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử của  sự kiện 40 năm ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh Việt Nam, được tổ chức vào sáng 27-1-2013 tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh tp Hồ Chí Minh  Trong đoàn có 3 đại biểu đến từ Nga, đại diện cho 300 triệu công dân Liên Xô, từng hết lòng ủng hộ nhân dân Việt Nam. Một trong ba người đó  có Chủ tịch danh dự Hội Nga –Việt hữu nghị  - Tiến sỹ Evghenhii Glazunov.  
Trong thời gian công tác tại Nga 1987-1995, anh có nhiều lần tiếp xúc với  ông Glazunov nên khi gặp tại sân bay Tân Sơn Nhất, tay bắt mặt mừng, nhân ra nhau ngay. Anh có nói rằng, hiện nguyên Đại sứ Nguyễn Thọ Chân đang sống tại tp Hồ Chí Minh, vẫn nhớ đến các bạn Nga, trong đó có  đồng chí Glazunov.  Ông Glazunov rất cám ơn và nói rằng rất mong gặp lại đồng chí Nguyễn Thọ Chân.
Gặp chú Chân, anh thông báo đồng chí Glazunov đang ở tp Hồ Chí Minh. Chú Chân  rất mong gặp lại bạn cũ sau 42 năm  cách xa. Sáng 2-3-2013, anh đưa ông Glazunov đến thăm chú Chân tại  85 Cao Thắng. Hai người bạn già rất mừng rỡ khi  gặp lại nhau sau 42 năm.
Chú Chân có một câu nói rất trân thực: “Thời thế đã đổi thay, có thể còn  đổi thay, song tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Liên Xô, nhân dân Nga trước sau như một, không bao giờ đổi thay. Việt Nam và Nga là hai quốc gia tin cậy lẫn nhau. Chúng ta  cần hợp tác chặt chẽ  với nhau vì lợi ích của hai dân tộc“.

Sức khỏe: Trị sỏi mật, sỏi thận bằng táo Tàu khô (ST: KC)

Trong hồi ký của Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh có một bài thuốc rất hay, đơn giản, rẻ tiền trị chứng sỏi thận.
Do tình cờ  Đại sứ phát hiện ra quả táo tầu (bán nhiều ở hiệu thuốc Bắc) có tác dụng làm cho các vật thể có chất canxi tích tụ trong cơ thể con người chuyển hóa thành bùn, thoát ra cùng nước tiểu. Bài thuốc này được thể nghiệm qua một vài bệnh nhân có kết quả tốt.
Mời các bạn đọc hồi ký của Đại sứ, hiểu thêm về sự nghiệp của cụ trong công tác ngoại giao tại Trung Quốc và biết thêm về một bài thuốc quý.

Con đường Thánh Tướng ở thôn Tiêu Thượng (Việt Trung)


Chu nhat truoc Trung da ve Tieu Dong. Con duong da do betong xong, rat sach se, gon gang. Nhan dan deu phan khoi vi co 1 con duong moi di lai. Cung vi the ma cac duong xuong ca dan vao cac xom cung dang do betong.
Ve tai chinh: Thuc te giam hon du toan, tong chi phi la 100 trieu dong. Cu the:
- Ba con xa xu da dong gop: 28 tr
- Dan 2 ben duong dong gop: 27 tr
- Gia dinh ong Tran Tu Binh: 10 tr
- Gia dinh ong Bai                : 10 tr
- Hoc tro cua Trung              : 6 tr
Nhu vay con thieu 19 tr. Ben canh con du 5 tan xi mang de nha tho xay WC cho giao dan. Trung de nghi, voi 19 tr nay gia dinh ta se dong 10 tr, con 9 tr de dan Tieu Dong dong them.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Thư của chú Văn Trang


抗战同志:
请梁枫同志带来的衣服收到,非常漂亮。感谢你和兄弟姐妹们。此时,我特别想念你们的爸爸妈妈。我永远记得他们对我们家庭的友谊。我经常想念你们。谨祝你们事业有成,全家幸福安康。后会有期。春节快乐!
                                  文庄
                             2013131

Đồng chí Kháng Chiến thân mến,
Chú đã nhân được áo ,rất  đẹp  của các cháu gửi qua đồng chí Lương Phong. Cám ơn cháu cùng anh chị em các cháu. Chú luôn  gìn giữ kỷ niệm về cha, mẹ các cháu. Chú mãi ghi nhớ tình cảm thân ái của cha, mẹ các cháu dành cho gia đình chú. Chú luôn nhớ các cháu. 
Chúc các cháu thành đạt trong sự nghiệp, cả nhà hạnh phúc, an khang.  Tương lai sáng lạn. Chúc mừng Xuân mới.
Chú Văn Trang
31-1-2013