Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Thư gửi...

THƯ GỬI BAN GIÁM ĐỐC CÂU LẠC BỘ BA ĐÌNH, HÀ NỘI
Bắc Kinh, ngày 30 tháng 12 năm 1966
Năm mới chúc các đồng chí khỏe!
Cán bộ ta từ cao cấp trở xuống dùng trí não nhiều nên hay suy nhược thần kinh, huyết áp, mất ngủ v.v…
Riêng tôi thích tập thể dục nhẹ và bơi lội. Một ngày 2 giờ – buổi sáng sớm và buổi chiều (từ 6 giờ đến 7 giờ) là tốt nhất. Tôi ở nhà 15 ngày, đã làm như trên, nên huyết áp xuống, ngủ ngon không cần dùng thuốc ngủ và ăn ngon.
Câu lạc bộ cần mở rộng thêm môn bơi lội, đánh bi-a. Như vậy là giải trí kết hợp với thể lực vận động, rất tốt cho các đồng chí từ 60 tuổi trở lên; tất nhiên còn tuỳ theo điều kiện và sức khỏe từng người.
Trần Tử Bình

Tư liệu: Vụ án Trần Dụ Châu

NHÂN VỤ ÁN TRẦN DỤ CHÂU

Xã luận báo Cứu Quốc ngày 27 tháng 9 năm 1950




Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.




Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Con, cháu nhà 99 đón nhận Huân chương Sao Vàng cho ông

Trước Tết 2008, tại Bắc bộ Phủ năm xưa, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ truy tặng Huân chương Sao Vàng cho ông Trần Tử Bình. Con cháu, họ hàng trong nam, ngoài bắc cùng học trò Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946, gia đình cách mạng thân thiết của cha mẹ cùng bạn bè của gia đình đã có mặt.
Chủ tịch Sáu Phong, nguyên bí thư Sông Bé (mảnh đất của sự kiện Phú Riềng đỏ lịch sử) thay mặt Nhà nước trao huân chương này cho gia đình.
Sau buổi lễ, cả nhà ra trước sảnh - nơi cách đây 63 năm, ông đã cùng ông Nguyễn Khang, Lê Trọng Nghĩa, Trần Duy Thân chỉ huy lực lượng cách mạng tấn công vào bộ chỉ huy tối cao của chính phủ Trần Trọng Kim, giành chính quyền về tay nhân dân - chụp ảnh kỉ niệm.

Kỷ niệm với Bác Hồ


KỶ NIỆM VỚI BÁC HỒ

TRẦN HẠNH PHÚC

Những năm sống trên chiến khu Việt Bắc, cha mẹ tôi có nhiều  kỷ niệm với Bác. Đặc biệt những năm cha tôi làm Đại sứ ở Trung Quốc, mỗi lần Bác sang thăm Bắc Kinh chính thức và không chính thức, cha tôi được vinh dự đón tiếp. Thật tiếc vì thời gian đó chúng tôi còn quá nhỏ và rất ít có dịp được sống gần cha nên không được nghe kể lại những kỷ niệm quý báu đó. Tuy nhiên có một vài kỷ niệm với Bác làm tôi nhớ mãi.
Cha cùng Bác Hồ tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh, hè 1965.

Phát huy truyền thống Phú Riềng đỏ...

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG PHÚ RIỀNG ĐỎ
CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC – LAO ĐỘNG NGÀNH CAO SU
VƯỢT QUA KHÓ KHĂN,THỬ THÁCH, KHÔNG NGỪNG VƯƠN LÊN
                                                              BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CAO SU VIỆT NAM


                Cây cao su và thân phận người phu đồn điền

Năm 1897, cây cao su đã “đặt chân” tại Việt Nam và được xem là cây côn g nghiêp chiến lược của thực dân Pháp trong quá trình khai thác, bóc lột tài nguyên vâ nguồn nhân lực tại các nước thuộc địa. Sau năm 1906, diện tích vườn cây cao su tại Việt Nam liên tục được phát triển mở rộng, chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Cùng với quá trình đó, đội ngũ công nhân dần dần được hình thành, họ là những nông dân nghèo khổ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vì chịu không nổi cảnh đói rách, đành rời bỏ quê hương vào làm phu đồn điền cao su để tìm đất sống. Trước khi bước chân vào đây họ đâu có ngờ sẽ bước vào “chốn địa ngục trần gian”. Tại đây, họ bị bọn chủ tư bản cấu kết với chính quyền thực dân, phong kiến bóc lột đến tận xương tuỷ, bị đánh đập, cúp phạt hết sức tàn nhẫn và tàn ác, họ phải “Bán thân đổi mấy đồng xu/Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”, họ phải sống một cuộc đời trăm cay nghìn đắng, khổ cực và tủi nhục trăm bề.

                “Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”! Chân lí ấy đã thể hiện rất rõ ở đội ngũ công nhân Ngành Cao su Việt Nam ngay từ khi mới ra đời. Không chịu nổi sự bóc lột và hành hạ tàn nhẫn của bọn tư bản thực dân đã đẩy họ vào cảnh thân tàn ma dại, người công nhân cao su sau một thời gian ngắn bước chân vào đồn điền đã có sự phản kháng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu (1910-1920) do chưa có sự giác ngộ đầy đủ về giai cấp, về đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc, nên sự phản kháng của họ thường manh tính đơn lẻ, tự phát và có phần tiêu cực (chẳng hạn như bỏ trốn, chặt phá cây cao su, tự tử, chém chết những tên xu, cai độc ác… ). Các hình thức này phần lớn chỉ mang lại sự thiệt hại cho bản thân mà không hề làm chùn tay bọn áp bức, bòc lột.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Trao tượng đồng Thiếu tướng Trần Tử Bình cho Cao su

Anh Chiến và TTK Dương Trung Quốc trao tượng cho Chủ tịch Công đoàn ngành Nguyễn Thanh Bình.
Ngày 27/1/2010, gia đình cùng Hội Sử học VN đã trao bức tượng đồng bán thân của ông cho Công đoàn ngành Cao su VN - nơi ông là bí thư chi bộ đầu tiên làm nên 1 Phú Riềng đỏ lịch sử 1930.
Các vị khách quý cùng gia đình bên tượng ông.
Tổng thư kí Dương Trung Quốc, cũng là bạn của gia đình,  đã có mặt cùng các vị lão thành cách mạng: Thiếu tướng Nguyễn Minh Long, Đại tá Hoàng Minh Phương.Gia đình cụ Nguyễn Văn Phát, bạn tù Côn Đảo 1931-36, có anh Nguyễn Chỉnh Huấn.
Buổi lễ giản dị nhưng nghi thức đầy đủ, long trọng. Kể từ hôm nay, ông sẽ có mặt để chia sẻ những cố gắng phấn đầu của hàng vạn công nhân cao su trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đường Trần Tử Bình ở Tp Phủ Lý, Hà Nam

Nhìn ra đường Trường Chinh.
Ngày 6/6/2010, 3 anh em Chiến, Quốc, Trung về thăm quê. Khi qua Tp Phủ Lý đã tạt qua thăm con đường mang tên ông. Con đường này 1 đầu giáp với đường Trường Chinh. Phố xá gọn gàng, sạch sẽ, văn minh.
Phủ Lý vào thời kì đổi mới cũng có nhiều thay đổi. Hy vọng quê nhà ngày càng giàu, đẹp, cuộc sống của người dân ngày một sung túc, hạnh phúc.
Nhìn dọc phố mang tên ông.

Đường Trần Tử Bình tại thủ đô HN (KQ)

Có mặt ngay chiều đó.
Sát ngày 19/8/2008, anh Hà Trọng Tuyên điện báo: Tp đã gắn tên đường ông già tại quận Cầu Giấy. Đang liên hoan với cánh Tuấn Tây, tôi phi lên ngay và ghi lại hình ảnh đầu tiên về con phố mang tên ông ở HN.
Như vậy đầu tiên là thị xã Thủ Dầu Một có đường mang tên ông, rồi tới TpHCM (trên thị trấn Củ Chi), nay là HN.
Phố Trần Tử Bình ở HN, 1 đầu giáp đại lộ Hoàng Quốc Việt, có trường Cao đẳng Mẫu giáo TW. Quanh đó là các phố Hoàng Sâm, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Huyên... bạn chiến đấu của ông.
Có thêm biểu tượng "1000 năm Thăng Long" trên biển tên phố.
Sau đó, đúng ngày 19/8, gia đình đã tổ chức trồng cây bồ đề tại đầu con phố này. (Đã có bài viết trên trang mạng này).

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Lời điếu...


LỜI ĐIẾU ĐỌC TRONG LỄ AN TÁNG[1]

ĐỒNG CHÍ TRẦN TỬ BÌNH



            Thưa các đồng chí thân mến,

            Hôm nay, chúng ta hết sức thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Trần Tử Bình, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người con ưu tú của Đảng, của nhân dân, người chiến sĩ đã suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp, của dân tộc.

            Đồng chí Trần Tử Bình tức Phạm Văn Phu, quê ở xã Tiêu Động Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, xuất thân từ một gia đình cố nông, đã sớm phải lăn lộn trong cuộc đời làm công cho tư bản Pháp ở đồn điền cao su Phú Riềng, Nam Bộ.

Điện chia buồn

ĐIỆN CHIA BUỒN CỦA
THỦ TƯỚNG CHU ÂN LAI[1]

            Kính gửi đồng chí Phạm Văn Đồng,
Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hà Nội
Tôi vô cùng đau đớn khi được tin đồng chí Trần Tử Bình, Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước chúng tôi, không may đã bị bệnh từ trần. 
Đồng chí Trần Tử Bình đã hoạt động không mệt mỏi và đã có những cống hiến quan trọng trong việc tăng cường mối tình hữu nghị chiến đấu anh em giữa nhân dân hai nước Trung-Việt.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, tôi xin tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất đến đồng chí và xin nhờ đồng chí chuyển lời thăm hỏi chân thành của tôi đến gia đình đồng chí Trần Tử Bình.
Ngày 12 tháng 2 năm 1967
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - Chu Ân Lai

           

Tang lễ tại HN


TANG LỄ ĐỒNG CHÍ TRẦN TỬ BÌNH

ĐÃ CỬ HÀNH TRỌNG THỂ TẠI HÀ NỘI [1]



            Sáng qua, 11 tháng 2, đồng chí Trần Tử Bình, uỷ viên Trung ương Đảng, Đại sứ nước ta tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đã tạ thế tại bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội.

            Thi hài đồng chí được quàn tại phòng lễ chính của Câu lạc bộ quân nhân. Ngoài gia đình đồng chí, các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng, các cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao đã thay nhau túc trực bên thi hài đồng chí. Hồ Chủ tịch đã đến viếng và đặt vòng hoa trước linh cữu đồng chí Trần Tử Bình. Đến viếng và đặt vòng hoa, còn có các đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng; Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng, các vị bộ trưởng và thứ trưởng trong Chính phủ, các vị đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tại miền Bắc, nhiều cán bộ cao cấp trong quân đội, đại biểu các chính đảng, các đoàn thể, các cơ quan trung ương và Hà Nội. Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc cũng đến viếng và đặt vòng hoa trước linh cữu đồng chí Trần Tử Bình.

            Đúng 16 giờ rưỡi ngày 11 tháng 2 năm 1967, tang lễ đã cử hành trọng thể. Linh cữu đồng chí Trần Tử Bình phủ quốc kỳ đã được các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng và các cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao trân trọng đưa lên xe tang.

            Trong lễ hạ huyệt lúc 19 giờ, đồng chí Lê Đức Thọ, uỷ viên Bộ Chính trị, thay mặt Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, đã đọc lời điếu. Tiếp đó, trước nấm mộ mới đắp, các đại biểu đã đặt vòng hoa và nghiêng mình vĩnh bịêt lần cuối cùng đồng chí Trần Tử  Bình.











[1] Bài đăng trên Báo Quân đội Nhân dân số 2063, chủ nhật 12-2-1967.
NHỮNG LÁ THƯ CÒN ĐỂ LẠI

Mẹ chúng tôi giữ gìn rất cẩn thận thư từ của cha gửi về. Trong tư liệu gia đình lưu trữ nhiều lá thư cảm động. Xin trân trọng giới thiệu!

Hàng Châu, ngày  9 tháng 10 năm 1964
Thăm em và các con yêu quý!
Anh đi cùng với phái đoàn Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn đồng dẫn đầu, đến Nam Ninh là kết thúc; anh lại trở về Bắc Kinh công tác vì bận nhiều việc. Đến tháng 11 hoặc 12, anh về họp Quốc hội và Trung ương, tiện thể tránh rét. Chắc em đồng ý chứ? Lúc này là lúc đang phải đấu tranh chính trị với đế quốc Mỹ, vắng mặt anh không tiện.
Còn việc cho Yên Hồng học kinh tế tài chính mậu dịch rất tốt vì đó là mạch máu của đất nước, là vận mệnh của Đảng.Bảo con học ngoại ngữ, tiếng Pháp cho giỏi, sau ra làm việc học thêm tiếng Anh. Biết được ba thứ tiếng Anh, Pháp, Nga và kinh tế mậu dịch của từng vùng, nhất là Âu Châu để buôn bán với các nước tư bản. Phải biết đọc, viết và nói ngoại ngữ thành thạo; Hồng trước đây học tiếng Nga nhưng chỉ đọc được, nói còn kém.
Nên cho các con học ở Hà Nội, để tiện giáo dục, cho về quê thì xa gia đình, không có người quản, vả lại làm phiền họ hàng.
Đồng chí Chu An Lai và Đặng Dĩnh Siêu gửi lời thăm nhà ta và các con. Bảo Hồng và Chiến viết thư thăm hai bác, báo cáo việc học hành, lao động và thể dục, bày tỏ tình cảm với hai đồng chí.
Lúc này em đi học chắc bận lắm? Nhưng ngày chủ nhật bảo Chiến và Hồng đọc cho bài viết của anh trên Tạp chí Học tập về tình hình Trung Quốc 15 năm qua. Chắc anh không về, em và các con nhớ anh lắm? Anh cũng nhớ em và các con nhưng công tác cách mạng là thế đấy. Hy sinh cá nhân, để quyền lợi của Đảng và Nhà nước lên trên hết thì chúng ta mới có được hạnh phúc chân chính.
Trung Quốc năm nay được mùa lớn nhất, cả về công, nông nghiệp, cả về chính trị. Em và các con cũng mừng. Anh mong ở bên nước đã được mùa chiêm thì lại mong được mùa thu đông, nếu vậy thì kinh tế nông nghiệp ta mới phục hồi.
Chúc em và các con khoẻ, học giỏi, lao động giỏi!
Hôn em và các con nhiều lần. – Trần Tử Bình



Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Phát biểu với cử tri Hà Nam


PHÁT BIỂU VỚI CỬ TRI HÀ NAM
Thưa ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam,
Thưa các quý vị,


Hôm nay tôi rất vinh dự được Đảng Lao động Việt Nam chỉ định và được Mặt trận Tổ quốc trung ương giới thiệu là một thành viên ra ứng cử ở tỉnh nhà, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa II này.
Xin được phát biểu theo nhiệt tình của tôi.

Thưa các quý vị,

Xây nhà cho đồng đội



XÂY NHÀ CHO ĐỒNG ĐỘI
Trần Vinh Quang
Trong hai cuộc kháng chiến, riêng huyện Châu Thành (tỉnh Long An) có hơn 3.000 liệt sĩ với 82 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhưng chúng ta mới xây dựng được trên 600 ngôi nhà tình nghĩa. Nhìn con số trên đã thấy những cố gắng của chúng ta là chưa đủ. Thông qua Hội đồng hương của các cán bộ quê ở Long An, đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, mà cựu chiến binh Trần Thành Công biết được một cựu chiến binh ở xã Long Trì, huyện Châu Thành có một số phận nghiệt ngã và cuộc sống cơ cực cần được giúp đỡ. Trong dịp kỷ niệm 28 năm, Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh đã quyết định dùng số tiền tiết kiệm 18 triệu đồng, thay mặt cha mẹ, đóng góp xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho đồng đội.

Bà Hưng, bà Tâm với con, cháu

Lục album thấy có mấy bức ảnh hay. Post lên để con, cháu cùng xem.
Hai bà chụp phía sau nhà. Còn thấy cả công tắc đèn bằng sứ gắn trên tường.

Dũng, Minh Phương và bé Trang (1 tuổi) cùng bà Tâm ở 99. Khoảng 1986.
Nay, Dũng đã có 2 con trai (Bim, Rio), Phương có Panda, Trang có Cún...

Bà Hưng vào SG, nghỉ ở nhà Công Vượng ở Nguyễn Trãi. Ngày 15/11/1992.
Lần cuối bà vào SG, tháng 8 năm sau bà đi. Nay Hùng đã có gia đình riêng.

Con nuôi cùng bà Tâm ở trước cửa phòng Trung Minh.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tình nghĩa

TÌNH NGHĨA
Trần Việt Trung
Làng Vạn Phúc, Hà Đông
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân ném bom ra miền Bắc. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã… cơ quan, trường học, xí nghiệp phải sơ tán về nông thôn. Vào những năm đó, cha tôi đang công tác tại Trung Quốc, chị Yên Hồng sơ tán theo Đại học Ngoại thương, anh Kháng Chiến đi bộ đội. Mẹ tôi vừa lo chỉ đạo cơ quan, xí nghiệp sơ tán để bảo đảm sản xuất phục vụ xuất khẩu, vừa lo gánh nặng gia đình nên rất vất vả.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Chuyện nhà tôi


CHUYỆN NHÀ TÔI

Trần Kháng Chiến


Cha mẹ tôi sinh được tám người con. Bạn bè thân thiết của cha mẹ khi đến chơi khó nhớ một lúc hết tên cả tám đứa, thường nói đùa: ”Khiếp! Ông bà mắn quá!“. Vào những năm bắt đầu có “chính sách sinh đẻ có kế họach” thì chúng tôi, dù còn lít nhít nhưng cũng lớn dần trước mắt mọi người, thường được các chú các cô lấy ra làm ví dụ về việc đẻ nhiều con. Thế hệ các cụ nhà nào cũng đông con, nhưng gia đình tôi vẫn chiếm “kỷ lục”. Và cha mẹ tôi luôn vui vẻ, tự hào về điều đó. Mọi người coi nhà tôi là một tiêu biểu về gia đình hạnh phúc. Chúng tôi cũng cảm thấy tự hào vì cha mẹ có một tình yêu rất đẹp, khá đặc biệt, được thử thách trong cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng gian khổ, vinh quang.


Hai bà mẹ


HAI BÀ MẸ

Trần Yên Hồng


Quê ngoại chúng tôi ở thôn Hòa, xã Cấp Tiến, huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà), tỉnh Thái Bình – miền quê đất chật, người đông, tỉnh nghèo khổ vào loại nhất nhì đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ nhỏ mẹ đã mang trong lòng nỗi đau quê hương nghèo đói, người nông dân lam lũ “một nắng hai sương” mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc; nhiều người phải tha phương cầu thực “tay bị, tay gậy” đi ăn xin khắp nơi. Mẹ luôn tự hỏi “Vì sao dân mình khổ thế? Làm thế nào để thoát khỏi đói nghèo?”. Đến năm 16 tuổi, được già Đồi - một đảng viên cộng sản - tuyên truyền, mẹ nhanh chóng giác ngộ, nhận thức được con đường phải đi để giải phóng quê hương khỏi cảnh lầm than, nghèo đói.


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Cội nguồn


CỘI NGUỒN

Trần Kháng Chiến
Hè 1958 khi 12 tuổi, lần đầu tôi được theo cha về thăm quê nội. Cha để xe con bên cầu Sắt trên quốc lộ Phủ Lý – Nam Định, dẫn tôi theo đường đê đi bộ vòng vèo đến chục cây số mới về đến thôn Đồng Chuối, xã Tiêu Động Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - nơi cụ tổ họ Phạm nhà tôi từ Thanh Hoá ra lập nghiệp trên mảnh đất đồng chiêm trũng này.


Tôi thấy làng tôi có luỹ tre xanh bao quanh như bao làng xóm của đồng bằng Bắc Bộ. Trong làng toàn nhà tranh vách đất, đường làng toàn đường đất. Cha tôi chỉ một ngôi nhà nhỏ bé vách đất, mái lợp rạ, cửa che bằng liếp, đứng hiu quạnh bên lũy tre và cảm động nói: “Đó là nhà cuả ông bà nội con!”. Tài sản nhỏ nhoi ấy không khác gì một túp lều. Chính tại nơi ấy, vào một ngày của tháng 5 năm 1907, ông bà nội tôi là Phê-rô Phạm Văn Cống và Ma-ria Nguyễn thị Quế đã sinh ra cha tôi là Phê-rô Phạm Văn Phu. Như mọi giáo dân khác trong làng, không phân biệt giầu, nghèo, cha tôi - một con chiên bé nhỏ cuả Chúa - được cha xứ làm lễ rửa tội, được ghi danh vào sổ của Nhà thờ (đến nay vẫn còn lưu). Không có nhiều thời gian để ngắm kỹ ngôi nhà cuả ông bà nội, song hình ảnh mái tranh nhỏ bên lũy tre xanh, nơi cha tôi cất tiếng khóc chào đời cứ theo tôi mãi suốt cuộc đời.

Lễ tưởng niệm...


LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG CHÍ TRẦN TỬ BÌNH

Trần Thắng Lợi
Nhân dịp kỉ niệm 59 năm Cách mạng Tháng Tám 1945, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm lão đồng chí Trần Tử Bình vào sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 8 năm 2004, tại Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội). Hơn 250 khách mời đã đến dự.


Đồng chí Tăng Văn Phả - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, đồng chí Nguyễn Xuất - uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ thay mặt cho các địa phương mà đồng chí Trần Tử Bình trên cương vị Xứ ủy viên Bắc Kỳ phụ trách xây dựng phong trào trong thời kì bí mật đã tới dự.

Bộ Quốc phòng nơi Thiếu tướng Trần Tử Bình, nguyên Phó bí thư Quân ủy, đã gắn bó, đóng góp nhiều công sức xây dựng, phát triển từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 4 năm 1959 có đại biểu của nhiều cơ quan, đơn vị: Trung tướng Phùng Khắc Đăng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, các thiếu tướng Ngọc Anh, Vũ Ngọc Diệp - Phó chánh tra Bộ Quốc phòng, đại diện Cục Cán bộ. Trường sỹ quan lục quân I, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, đơn vị kế thừa truyền thống của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn với sự có mặt của Đại tá Nguyễn Văn Soạn, Chủ nhiệm Chính trị.

Đại diện Tổng Công ty cao su Việt Nam, thay mặt cho hơn 100.000 công nhân cao su, những người đang kế thừa truyền thống “Phú Riềng Đỏ” bất diệt, đang ngày đêm lao động, góp phần làm giầu Tổ quốc, đã có mặt.

Cu Zính con, đít nhôm của họ Hồ Quỳnh Lưu

Đầy tuần tuổi, bố Zính đã gửi ảnh "Bộ trưởng Giao thông tương lai" Hồ Nghĩa Dũng cho các ông các bà, chú bác, anh chị em. Mong cháu chóng lớn và "làm ăn không thối" như bộ trưởng cũ cùng tên.

Mới ngủ dậy à, cháu?


Mếu.


Ngáp rõ to.


Có chim đàng hoàng. Bọ Sắc mừng?


Ngủ tiếp đi!


Đẹp trai xứ Nghệ.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Câu đối


KÍNH TẶNG ANH CHỊ ĐÔI CÂU ĐỐI

Giáo sư Vũ Khiêu
Kính thưa các bậc lão thành cách mạng!
Kính thưa các đồng chí và các bạn!
Tôi xin được phép nói lên tình cảm của tôi với hai đồng Trần Tử Bình và Nguyễn Thị Hưng - hai người mà tôi có may mắn được gần gũi và quý mến đã từ lâu, thông qua đôi câu đối.
Trong thời buổi thực dân Pháp dày xéo đất nước ta, dân ta chịu bao đau khổ, đói rét thì anh Trần Tử Bình và chị Nguyễn Thị Hưng đã sớm giác ngộ cách mạng. Vì vậy mà tôi đã dùng hình tượng hai anh chị dùng hai thanh kiếm “thư kiếm và hùng kiếm” (một thanh dùng cho nữ và một thanh dùng cho nam), đi cứu nước.
Anh Trần Tử Bình hoạt động cách mạng rất kiên cường và anh dũng, trong kháng chiến cũng như trong hoà bình, trên mặt trận chính trị cũng như mặt trận quân sự, giỏi về nội trị cũng như về ngoại giao… Suốt đời anh nêu một tấm gương trung dũng vì dân, vì nước. Anh là người thực hiện rất xuất sắc lời dạy của Bác Hồ “Trung với Nước, Hiếu với Dân”. Câu trên gắn với nghĩa “Trung”, câu dưới liền với nghĩa “Hiếu”. Vậy là,

Tuốt kiếm thư hùng đi cứu nước
Suốt đời trung dũng chỉ vì dân
Xin cám ơn các quý vị!



Tâm sự của chú Hà Ân

KỶ NIỆM KHI VIẾT VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN ĐỒN ĐIỀN CAO SU PHÚ RIỀNG

Chú Hà Ãn đọc tham luận.

Nhà sử học Hà Ân
Hòa bình lập lại sau hội nghị Giơ-ne-vơ, miền Bắc bước vào xây dựng sau chiến tranh. Có nhiều công việc mà từ nay mới bắt đầu thực hiện. Bấy giờ những kinh nghiệm đấu tranh của nhiều cán bộ lão thành cần được nghiên cứu thấu đáo để bổ sung cho công tác xây dựng Đảng. Nhưng các đồng chí có quá trình hoạt động thường học không cao, việc tự viết lấy hồi kí cho mình bị hạn chế nên các nhà xuất bản lúc bấy giờ thường có ý kiến “một người kể, một người viết”.


Một kỷ niệm khó quên


MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

Phan Vĩnh Đôn kể


            Vốn là một học viên Trường Lục quân Việt Nam, hoà bình lập lại, tôi được chuyển ngành về công tác tại Tổng cục Thể dục - Thể thao. Lần đó, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách Đội tuyển điền kinh Trung ương sang tập huấn và thi đấu tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

            Các vận động viên của ta còn rất trẻ mới 19-20 tuổi, lần đầu tiên được ra nước ngoài luyện tập và thi đấu nên không khỏi bỡ ngỡ, từ việc ăn ở, đi lại cho đến sân bãi, luyện tập. Trong đoàn có Hoàng Vĩnh Giang là vận động viên nhảy cao đầy triển vọng, sau này là Giám đốc Sở Thể dục – Thể thao Hà Nội. Sang nước bạn đúng những tháng cuối năm, thời tiết đã vào đông nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và điều kiện luyện tập. Đây cũng là lần đầu tiên anh em được tập điền kinh trong sân có mái che. Biết khó khăn của đoàn, Đại sứ Trần Tử Bình rất quan tâm. Ông giao nhiệm vụ cho một tùy viên theo dõi, hễ có khó khăn gì được giải quyết ngay.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nỗi nhớ Hồng Hà


 



NỖI NHỚ HỒNG HÀ[1]
Trần Kiếm Qua[2]

            Việt Nam là Tổ quốc của Hồng Thuỷ - Nguyễn Sơn và cũng là Tổ quốc thứ hai của các con Trung Quốc của ông. Gia đình chúng tôi có mối tình thân không thể gì chia cắt được với nhân dân Việt Nam.
            Năm 1962, sáu năm sau ngày Hồng Thuỷ tạ thế, cháu Tiểu Phong đang học cấp III ở trường Trung học số 4 Bắc Kinh. Để hiểu hơn về người cha thân yêu của mình, Tiểu Phong đã viết một bức thư gửi đồng chí Trần Tử Bình, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Có chuyện về cụ Bình Chính ủy

Mời vào đây, nghe em Tuấn, con chú Trung học viên D5 Công binh (khóa 7 1952) kể!

Trồng cây trên đường Trần Tử Bình ở HN

Nhân dịp 19/8/2008, gia đình biết tin Tp HN đặt tên đường TRẦN TỬ BÌNH cho con phố nối đường Hoàng Quốc Việt và .... Chiều ấy, anh Hà Trọng Tuyên (con rể bác Nguyễn Sơn) gọi điện báo tin: họ gắn biển rồi. Kiến Quốc phi xe lên ngay và chụp bức ảnh đầu tiên.

Và gia đình thống nhất trồng cây ở đầu phố để ghi nhận sự việc này. Theo ý kiến Việt Trung, chọn cây bồ đề ở sân nhà 99 (chim ăn quả và thải ra hạt, cây mọc lên). Ý tưởng quá hay. Cây cao đến 3m, phải cho nghiêng trong xe. Hôm đó có Tuấn Câm, nhà báo Duy Hiển (ANTG) cùng bạn bè Học viện KTQS (Bính, Giang Mù, Quý, Giáo, Thái...). Đến nơi đã thấy anh Tuyên mang xẻng cuốc, bình tưới đứng chờ. Đúng dịp này mẹ con nhà Phúc đang về nước. Thật đông, vui.
Khi ở Cung Văn hóa đang tổ chức lễ kỉ niệm Tổng khởi nghĩa 19/8 thì gia đình cùng bạn bè đang hạ cây, lấp đất, tưới tắm. Biển "Cây bồ đề gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình kính tặng" được gắn ngang thân.
Chị bán hàng nước ngay đầu phố được giao nhiệm vụ chăm sóc mỗi ngày: "Ông sẽ phù hộ cho chị ăn nên làm gia". (Mẹ Minh không quên gửi chị ít tiền). Cổng trường Cao đẳng Mẫu giáo TW sát đầu đường, hàng năm ông Bình sẽ chứng kiến học trò lứa con cháu ra trường, góp phần vào sự nghiệp "trồng người" của đất nước.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Bà Tâm những ngày cuối

Quãng 2001, Mý và Bồ Nông ra HN, gặp được bà. Ngày ấy bà lẫn rồi. Lắm hôm cứ nằm ở trong phòng không ra. Mẹ Minh mang cơm vào cho bà thì bà giỗi: "Hôm nay tôi mệt, không làm được gì thì không ăn" rồi quay mặt vào tường. Người già đúng y như con trẻ. Bà có thói quen sáng nào cũng quét quáy suốt từ trong nhà ra tận cổng. Chả thế sân nhà chả có tí rác nào.
Hôm nào khỏe, bà ra hiên ngồi. Quanh bà là nong nia phơi thuốc của mẹ Minh. Hai cô cháu gái chơi với bà và ba ghi lại được hình ảnh này.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Blog TRẦN ĐỘ TÁC PHẨM đã link với trang của chúng ta

Được gia đình tặng bộ 3 "Trần Độ - Tác phẩm", nay lại cung cấp thêm blog này. Chúng tôi, hàng xóm 99 Trần Hưng Đạo, rất cảm động và coi đó chính là "những gì của chính mình". Xin cảm ơn 4 anh em nhà chú Độ, cô Hằng! Đó là những gì chúng ta tri ân thế hệ đi trước.
Blog "Trandotacpham" đã được link vào Danh sách blog. Mời cùng xem!

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Cha có mặt trong bức ảnh quý này!

Mời sang Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn!

Bút tích của cụ Hoàng Đạo Thúy về Lục quân và ông Bình

Đây là photo các bản nháp viết tay của cụ Thúy mà gia đình còn lưu giữ. Nhân chuyến lên Lục quân trao tặng tượng đồng của ông Bình cho nhà trường, anh Tạ Quang Vinh (cháu ngoại cụ Thúy) đã trao cho gia đình ta mấy tư liệu này. Trong đó viết rất mộc mạc, chân phương về quan hệ đồng chí, đồng nghiệp khi cả 2 cùng công tác tại nhà trường.
(Để xem rõ hơn, có thể click vào ảnh cho lớn hơn).

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

NHỚ VỀ MỘT TÌNH BẠN CHÂN THÀNH

Trần Thành Công

Tình bạn, tình đồng chí của những cán bộ cách mạng lão thành thế hệ thứ nhất, thứ hai thật thân tình. Trong đó có quan hệ giữa gia đình tôi với gia đình bác Lý Ban.

Bác Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh năm 1912 tại Long Hòa, Cần Đước, tỉnh Long An. Năm 1927 khi đang học trung học tại Sài Gòn, bác được thầy giáo Phạm Văn Đồng giác ngộ và giới thiệu kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Bác tuyên truyền cách mạng trong học sinh, sinh viên người Việt và người Hoa. Năm 1930, bác được kết nạp Đảng. Cuối 1931, sau hai lần bị thực dân Pháp bắt nhưng không có chứng cứ nên bác bị đưa về quản thúc ở quê nhà. Giữa năm 1932, bác trốn lên Sài Gòn bắt liên lạc với Đảng nhưng không thành. Ở lại rất nguy hiểm, thông qua những người bạn Hoa kiều ở Chợ Lớn, bác xuống một chiếc tầu buôn lánh nạn sang Hồng Kông.

Kỷ niệm về hai vị đại sứ từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội

Phạm Ngạc

Tôi có vinh dự được làm phiên dịch tiếng Anh cho hai vị đại sứ Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Hai người từng tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở Hà Nội, tháng 8 năm 1945.

Năm 1957, đồng chí Nguyễn Khang được cử làm Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc. Lúc đó, Việt Nam mới có vài đại sứ ở nước ngoài. Vị trí đại sứ ở Liên Xô và Trung Quốc quan trọng bậc nhất, phải là Uỷ viên Trung ương Đảng. Đồng chí Nguyễn Khang được trong nước và quốc tế kính trọng nhưng đồng chí thường tâm sự với anh em là không quen công tác ngoại giao nên không đóng góp được như ý muốn. Đồng chí đề đạt nguyện vọng với Trung ương để được về công tác trong nước. Hai năm sau anh được trở về môi trường quen thuộc và tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Nhà 99 thêm nhân khẩu mới

Bố Hồ Trần Quân thông báo:
Cháu Hồ Nghĩa Dũng chào đời lúc 23g ngày thứ sáu 13/4/2012 tại Bệnh viện C, nặng 3.4kg.
Như vậy nhà 99 có thêm 1 khẩu mới. Chúc cháu ngoan, khỏe mạnh, chóng lớn và tài ba!

Thư mới nhất của Eric, ngày 13/4/2012

Dear Tran
Thank you very much for have sent my letter to Mr Ha An family.
I received your photos and we are very interesting for publish one.
One month ago, I asked three historians to read my study and for giving me their opinion.
This week, Pierre Brocheux, one of the more famous historian on Vietnam under the French answered to me.
He made ​​several criticisms of my study. He believes that I continually seeks to demonstrate that there is a particularity of the Michelin plantation while he believed we were in a colonial context, where exploitation of workers and racial prejudice, was valid in all plantations.
He also thinks that I made several useless repetition and I need to change the conclusions of some chapters.


Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

KỶ NIỆM VỀ MỘT VỊ TƯỚNG LÀM NGOẠI GIAO

Vũ Thuần[1]

Bài viết này, tôi muốn nói về đồng chí Trần Tử Bình, nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, được Bác Hồ tiến cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 2 năm 1967.
Đ/c Vũ Thuần (phải) cùng nhà báo Sĩ Ấn.
 

Vị Trưởng Đoàn Ngoại giao

Đồng chí Trần Tử Bình đảm đương nhiệm vụ Đại sứ ròng rã 8 năm trời. (Mà nhiệm kì thông thường của một đại sứ, ở một địa bàn, chỉ từ 3 đến 4 năm). Là người trình Quốc thư sớm nhất trong số 241 đại sứ đương nhiệm nên từ năm 1963, đồng chí mặc nhiên trở thành Trưởng Đoàn Ngoại giao (Doyen of Diplomatic Corps). Trên cương vị này, trong tất cả các hoạt động của Đoàn Ngoại giao, Đại sứ Trần Tử Bình là người đại diện duy nhất và hợp pháp. Đương nhiên bao giờ đồng chí cũng được mời ngồi vị trí trang trọng nhất của Chủ tịch đoàn trong các hội nghị quốc tế, được thay mặt Đoàn Ngoại giao phát biểu ý kiến, được đứng ra triệu tập các cuộc họp bàn về các vấn đề hữu quan của Đoàn Ngoại giao… 

LỄ TRÌNH QUỐC THƯ CÓ MỘT KHÔNG HAI[1]

Đại tá Đoàn Sự[2] kể
Kiến Quốc ghi

Mao Chủ tịch (áo sáng) tiếp Đại sứ đêm trình Quốc thư, 15/4/1959.
Những năm cuối của thập kỷ 1950, Chủ tịch Mao Trạch Đông có thói quen ngủ vào ban ngày và thức trắng đêm để làm việc. Các công việc mang tính chất ngoại giao, hành chính không còn phù hợp với tác phong làm việc của ông. Trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã chuẩn bị để đồng chí Lưu Thiếu Kỳ thay thế ông điều hành đất nước, còn ông chuyển sang làm công tác Đảng.

Thời gian này, đồng chí Nguyễn Khang là Đại sứ của ta tại Bắc Kinh từ năm 1957 đã sắp mãn hạn và cần người thay thế. Đồng chí La Quý Ba - nguyên thứ trưởng Ngoại giao, người đã “đồng cam cộng khổ” với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc - đã đề đạt ý kiến của phía Bạn đề nghị ta cử đồng chí Trần Tử Bình - một tướng lĩnh đã có kinh nghiệm trong công tác đối ngoại với Trung Quốc - sang làm Đại sứ thay đồng chí Nguyễn Khang. Hồ Chủ tịch và Trung ương sau khi xem xét đã nhất trí cử đồng chí Trần Tử Bình sang Trung Quốc.


Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Cụ Nguyễn Huy Hòa kể về "cuộc vượt ngục đại quy mô" ở Hỏa Lò 1945

Mời vào QĐND!

Ý kiến của ông Võ Văn Kiệt về việc xuất bản "Chuyện Tướng Độ"

Chú Trần Độ và ông Kiệt có quan hệ thân tình từ những năm ở chiến trường. 5 năm sau ngày mất của chú Độ (2002-2007), nhà văn Võ Bá Cường viết xong cuốn sách này và đi vận động 1 số cán bộ cao cấp ủng hộ việc Nxb Quân đội phát hành tác phẩm này. Ông Kiệt cũng là 1 địa chỉ. Và ông đã trả lời:

Bức thư gửi Trường PTTH Quang Trung, Đồng Xoài


 Tp Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2007


Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường PTTH chuyên Quang Trung,

Thay mặt gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình, nguyên Bí thư chi bộ Phú Riềng Đỏ năm 1930, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Việt Nam DCCH tại Nước CHND Trung Hoa (1959-1967), xin gửi lời chào trân trọng đến thầy Hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường!

Ghi chép (KQ)


Chủ nhật 29/10/2006. Về Ãn Thi, Hưng Yên, rủ Nam Hòa và Giang “mù” cùng đi. Đang triển khai việc xây dựng nhà trẻ mang tên cha tại Phúc Tá. Sau đó ra thăm ngôi chùa vừa được xây lại có sự đóng góp của gia đình. Hai em Trung, Minh đã góp mấy ngàn viên gạch lát bậc tam cấp cho chùa chính. Trưa ăn cơm với mấy em con bà cô.

Chiều về đến thăm chú Vũ Thơ. Cô chú rất mừng khi cầm cuốn sách trên tay. Chú kể lại một câu chuyện cảm động:
... Quãng năm 1956-1957. Đang lang thang trên đường Bông Ruộm thì chú gặp một anh bạn từng là cán bộ cấp trung đoàn thời kháng Pháp. Trông anh ta tiều tuỵ, thần sắc bạc nhược. Hỏi ra thì biết gia đình bị “đội” quy là địa chủ. Rất biết anh ta, chú đã nói: “Được rồi, tớ sẽ giúp cậu. Tổng Thanh tra Trần Tử Bình là thủ trưởng của tớ từ ngày hoạt động bí mật ở Ninh Bình. Để tới nói với ông ấy”. Rồi hai anh em chia tay. Nhìn theo cái bóng không hồn của bạn mà không cầm được nước mắt.
Ngay chiều hôm ấy, chú đến tìm cha cháu. Vừa bắt tay ông, chú đã lớn tiếng:
-    Các anh làm thanh tra mà chả ra cái quái gì cả. Dân bị khổ, cán bộ bị oan sai mà anh có biết không?
-    Cái thằng này hay thật, mới gặp đã mắng sa sả! – Cha cháu từ tốn nói - Có chuyện gì nói rõ xem nào?
Rồi chú kể hết về anh bạn bị oan trái. Nghe xong cha cháu nói:
-    Bảo cậu ấy làm cái đơn gửi ngay Thanh tra Chính phủ, trình bày rõ sự việc. Nhớ là phải có xác nhận của đơn vị.
Ba tháng sau khi gửi Thanh tra đơn khiếu nại, chú gặp lại anh bạn. Anh vui vẻ báo tin: “Đâu vào đấy cả rồi. Tổ chức đã xác minh và minh oan cho tớ. Tớ lại về đơn vị cũ làm việc.”
Cha cháu là con người như thế đấy!
 

NHỚ CẬU PHẠM VĂN PHU

Trần Văn Thản

Tiêu Động Thượng quê tôi có nhà thờ Thiên chúa giáo, xây dựng từ năm 1895. Cả thôn có bốn dòng họ Trần, Nguyễn, Lê, Phạm nhưng họ Phạm là lớn nhất. Đây là thôn công giáo toàn tòng. Tôi là cháu họ, gọi ông Phạm Văn Phu là cậu vì ông ngoại chúng tôi - cụ Phạm Văn Giai là anh của cụ Phạm Văn Cống (bố đẻ ra ông Phu). Mẹ chúng tôi - bà Phạm Thị Luộc là chị con bác ruột của ông Phu. Trong gia đình tôi, chị Trần Thị Óng sinh năm 1928, còn tôi là em út (sinh năm 1947).

TÔI ĐƯỢC ÔNG TRẦN TỬ BÌNH CỨU SỐNG

Dương Văn Khái[1] kể
Anh Thy ghi

Tôi sinh năm 1922 tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Khi còn nhỏ được gia đình cho đi học, đến khi kháng chiến bùng nổ thì theo Việt Minh đánh Tây. Năm 1953, trước khi kết thúc chiến tranh, tôi đã được tổ chức phân về công tác tại an toàn khu ở Nghệ An, làm bí thư chi bộ nông trường Bà Triệu[2] (đơn vị kinh tế của Đảng).

Tới thời kì chỉnh đốn sửa sai, năm 1956-1957, có lẽ vì có dính trí thức “tiểu tư sản” mà tôi bị “đội” quy là đảng viên Quốc dân đảng. Bị oan ức nhưng ngày đó dân ta có câu “nhất đội, nhì giời”, nên mọi sự thanh minh đều vô nghĩa. Tôi bị giam và chờ chết. 

ANH BÌNH TRONG THỜI KÌ SỬA SAI

Nguyễn Trung[1]

Chú Trung mắt không nhìn thấy gì nhưng kể như đọc từ sách.
            Quê hương tôi ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Gia đình tôi là gia đình điền chủ lớn. Sau năm 1940, phong trào cách mạng ở Phú Thọ được gây dựng lại do các anh Đào Duy Kỳ hoạt động ở Thanh Ba, Phù Ninh; anh Trần Tử Bình ở Cổ Tiết, Ba Triệu và anh Nguyễn Văn Thản, học sinh trường Bưởi, do bị lộ đã lánh về làm gia sư trong gia đình tôi và vận động anh em tôi theo cách mạng. Sau này còn một luồng cách mạng nữa là các anh Ngô Minh Loan, Bình Phương… vượt tù từ Nghĩa Lộ, Sơn La về.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

THIẾU TƯỚNG CHÍNH UỶ VÀ VIỆC XÂY DỰNG KỶ LUẬT QUÂN ĐỘI

Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc[1]

            Việc xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam là một quá trình lâu dài và gian khổ, từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh… Là một cựu học viên khóa 6 Trường Lục quân Việt Nam - nhà trường chính quy đầu tiên đào tạo cán bộ quân đội của Nhà nước Việt Nam non trẻ - tôi muốn ghi lại một kỷ niệm với Thiếu tướng Chính uỷ Trần Tử Bình trong việc góp phần xây dựng kỷ luật quân đội cách mạng.

NHỮNG NGÀY CÙNG CÔNG TÁC VỚI ANH TRẦN TỬ BÌNH


                                                                   Ghi theo lời kể của Thiếu tướng Lê Chiêu
Anh Thy

Một chiều tháng 8 năm 2003, hai anh em tôi tìm đến nhà  Thiếu tướng Lê Chiêu. Ông sống ở Khu tập thể quân đội 16A Lý Nam Đế, Hà Nội. Bấm chuông hồi lâu mà không thấy ai ra mở cửa. Đánh liều đẩy cửa vào thì thấy phòng khách vắng bóng người; tận phòng trong, thấy một cụ già nằm trên giường. Hai anh em chào to:
- Chào chú Lê Chiêu.
- Ai đấy? – Ông hỏi.
- Chúng cháu là con bố Trần Tử Bình, lại thăm chú đây.
- Thế à? – Ông mệt mỏi mở mắt và cố gượng dậy.
Câu chuyện giữa chúng tôi được bắt đầu... Khi gợi lại chuyện cũ, trí nhớ của ông dần được hồi phục. Ông chậm rãi kể lại…

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Tháng 8 – Nhớ về Cha (Trần Đình Ngân)

CHA -  Người lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền
                             đạn đã lên nòng nhưng súng không cần nổ                          
                                                          cả máu cũng một giọt không giỏ,
CHA  - Người lính trận, Tổng Thanh tra
                                      Người quyết giữ mọi sự công bằng                           
CHA – Một vị tướng lĩnh, một nhà ngoại giao
                                      Người vun đắp cho cây Hữu nghị, Hoà bình
Tháng Tám, bên bàn thờ Mẹ Cha,
                                       con cháu quây quần
                                                          dâng nước trắng và hoa…